Thạc sĩ/tiến sĩ Đại học/cao đẳng PTTH trở xuống Tổng 3,7 50,8 45,5 100
Nguồn: TS. Phạm Văn Hồng, 2007, Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
Kết quả này cũng được chứng minh qua một điều tra khác tương tự. Theo đó, độ tuổi trung bình của chủ SMEs là 43. Về trình độ học vấn, trong nhóm chủ SMEs được phỏng vấn, 17% khơng có bằng PTTH, 43% có trình độ cao đẳng và đại học
18 TS. Phạm Văn Hồng, 2007, “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập
quốc tế”, luận án tiến sĩ.
20. Tỷ lệ chủ doanh nghiệp có bằng đại học ở nam là 55%, cao hơn so với các đồng nghiệp là nữ. Những chủ doanh nghiệp có trình độ thấp hơn PTTH thường có xu hướng khởi nghiệp từ Hộ kinh doanh cá thể hơn là công ty. Hầu hết các chủ doanh nghiệp có trình độ đại học đều ở 2 thành phổ lớn là Hà Nội là Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này chứng tỏ trong những năm gần đây, số lượng các SMEs và trình độ của chủ các doanh nghiệp đã tăng lên và chủ yếu là thế hệ trẻ với trình độ học vấn và năng lực quản lý ngày một cao. Đó là một dấu hiệu đáng mừng cho Việt Nam.
Mặc dù trình độ học vấn của chủ các doanh nghiệp trong những năm gần đây được nâng cao hơn nhưng khơng có nghĩa rằng khả năng kinh doanh của họ đã được hoàn thiện. Nhiều chủ doanh nghiệp cho biết họ tốt nghiệp các chuyên ngành kỹ thuật, nay chuyển sang kinh doanh nên họ còn thiếu nhiều kiến thức về kinh doanh, về thương trường. Trong số những chủ doanh nghiệp có trình độ từ đại học và cao đẳng trở lên, chỉ có khoảng trên dưới 30% được đào tạo về quản trị kinh doanh và có kiến thức kinh tế, 70% số chủ doanh nghiệp còn lại chưa được đào tạo21.
Kết quả khảo sát cũng phản ánh trung thực tình trạng sử dụng lao động hiện nay tại các doanh nghiệp Việt Nam, khi mà ở những vị trí quan trọng được trả lương cao đều do các lao động nước ngồi đảm trách. Có đến 2/3 (chiếm 62,2%) chủ doanh nghiệp là người nước ngồi, trong đó tập trung chủ yếu ở các ngành công nghiệp sinh lợi nhuận nhanh như dệt may, da giày, ôtô, xe máy; tiếp đến là các ngành dịch vụ (chiếm 31,7%) 22.
Một sự khác biệt rất lớn giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp các nước là trong khi vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp trên thế giới là thông tin công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, thị trường cung cấp và tiêu thụ thì doanh nghiệp Việt Nam lại chủ yếu quan tâm đến các thơng tin về cơ chế chính sách liên quan đến doanh nghiệp. Điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam mới ở trình độ kinh doanh rất sơ khai. Những kỹ năng truyền thống như tài chính, kế tốn, quản lý tổng hợp, lập chiến lược kế hoạch kinh doanh được nhiều chủ doanh nghiệp quan
20 Tài liệu đã dẫn
tâm hơn là những kỹ năng quản trị mới như kỹ năng lãnh đạo, thuyết trình, quản lý kỹ thuật, quản lý nguồn nhân lực, kỹ năng đàm phán, ký kết hợp đồng, quản lý chất lượng sản phẩm, ứng dụng công nghệ thơng tin, phát triển sản phẩm mới... Trong khi đó, đây mới là những nhân tố giúp doanh nghiệp quản trị tốt quá trình sản xuất kinh doanh và từng bước chiếm lĩnh thị trường. Nguyên nhân của thực trạng này là môi trường kinh doanh mặc dù đã được khơi thơng, nhưng những cơ chế chính sách để hỗ trợ cho phát triển lại chưa trúng hoặc trúng nhưng không khả thi nên khơng thực hiện được.
Mấu chốt vấn đề nằm ở chính năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp. Với 45,5% số lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ trung học phổ thơng thì việc tiếp cận và hiểu các công cụ quản lý hiện đại là một thách thức lớn. Trong khi đó, một thực tế không mấy thuận lợi cho doanh nghiệp là thị trường nguồn nhân lực quản lý và tư vấn quản lý vẫn chưa phát triển. Không nhiều doanh nghiệp đủ năng lực tài chính để sử dụng các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp. Theo các chuyên gia, với chất lượng đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp nêu trên chỉ tồn tại một thời gian ngắn rồi sẽ đào thải, vì khơng thể duy trì cung cách này trong thời buổi hội nhập.
2.3.2.2. Phát triển đội ngũ nhân lực
SMEs chiếm phần đa trong tổng số doanh nghiệp của Việt Nam, do đó thực trạng nguồn nhân lực của khu vực SMEs không tách rời thực trạng chung của lực lượng lao động Việt Nam. Nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, linh hoạt, thích ứng với môi trường luôn luôn biến đổi là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của các doanh nghiệp. Điều đó càng trở nên đặc biệt quan trọng trong quá trình quốc tế hóa.
Cả nước hiện có khoảng 45 triệu người trong độ tuổi lao động và cứ một năm lại có thêm 1 triệu người bổ sung vào lực lượng lao động. Việt Nam có một lượng lao động hùng hậu, có nhiều tiềm năng nhưng lại tỷ lệ nghịch với chất lượng.
Năm 2005, tỷ lệ mù chữ của lao động Việt Nam là 4%. Trong tỷ lệ mù chữ này lại có sự cách biệt quá cao giữa các vùng miền và khu vực. Trong 8 vùng lãnh thổ
thì vùng có tỷ lệ lao động mù chữ cao nhất là Tây Bắc (17%) và Tây Nguyên (10%), thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng (0,6%) và Bắc Trung Bộ (1,9%) 23.
Kết quả điều tra cũng công bố một con số buồn về trình độ chun mơn kỹ thuật của lực lượng lao động hùng hậu này. Tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ là 24% (tăng 2,2% so với năm 2004). Đây cũng là chỉ tiêu khơng hồn thành, trong khi tất cả các chỉ tiêu đều vượt (chỉ tiêu Đại hội Đảng IX đề ra là 30% lao động qua đào tạo). Con số này vẫn phản ánh một thực tế là nền kinh tế đang thiếu trầm trọng lao động có tay nghề, hệ thống giáo dục và định hướng nghề nghiệp vẫn có nhiều vấn đề.
Một doanh nghiệp Nhật khi đến Việt Nam làm ăn, sau khi tìm hiểu thị trường lao động Việt Nam, ông ta đã quyết định đưa công nhân Nhật sang làm việc tại một số vị trí chủ chốt, mức lương 5.000 USD/tháng và tuyển lao động Việt Nam làm việc phổ thông với mức lương 100 USD/tháng… Như vậy, ngay trên sân nhà, lao động ta đã đánh mất cơ hội việc làm và cơ kiếm tiền chỉ vì tay nghề kém…”.
Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 20 về "Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Nghị quyết nhấn mạnh việc cần thiết xây dựng giai cấp cơng nhân Việt Nam lớn mạnh, có trình độ cao về nghề nghiệp trong giai đoạn phát triển mới. Hiện nay, các địa phương, doanh nghiệp trong cả nước đang đẩy mạnh thực hiện và lấy Nghị quyết làm kim chỉ nam để sớm xây dựng được đội ngũ cơng nhân, lao động Việt Nam có trình độ cao, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế...
Để có thể xây dựng được đội ngũ công nhân lao động lành nghề, đáp ứng được nhu cầu thị trường hiện nay, doanh nghiệp đóng vai trị hết sức quan trọng. Ý thức được điều này, đã có rất nhiều doanh nghiệp khơng tiếc tiền của, công sức để đầu tư đào tạo nâng cao trình độ cho những lao động đang làm việc, mặt khác liên tục tuyển dụng với mong muốn xây dựng được đội ngũ nhân sự trình độ cao.
Cuộc khảo sát của Công ty Grant Thornton tiến hành trên 34 quốc gia và vùng lãnh thổ vào năm 2008 cho thấy, nhiều doanh nghiệp hiện xem nguồn lao động là một tài sản quý báu. 84% doanh nghiệp Việt Nam được khảo sát cho biết họ rất chú
ý đến tuyển dụng nhân sự cũng như sử dụng hiệu quả và lâu dài nhân tài, trong khi mức độ quan tâm và chú ý đến lao động của thế giới chỉ là 59% Họ chú trọng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng cho nhân viên nhiều hơn bao giờ hết. 69% doanh nghiệp ở Việt Nam nói rằng họ chi cho cơng tác đào tạo với mức chi phí nhiều hơn so với trước đây, trong khi trung bình của thế giới chỉ có 63% doanh nghiệp làm việc này. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đã ngày càng ý thức rõ hơn vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển cũng như quốc tế hóa 24.
2.3.3. Mở rộng thị trường và xây dựng sức mạnh thương hiệu2.3.3.1. Khả năng tìm kiếm và tiếp cận thị trường mới 2.3.3.1. Khả năng tìm kiếm và tiếp cận thị trường mới
Mặc dù thị trường chính của SMEs Việt Nam vẫn là thị trường trong nước, song cơ chế mở cửa đã giúp các doanh nghiệp tiếp cận dần với những thị trường ngoài nước tiềm năng. Cùng với thời gian, hàng hóa Việt Nam đã dần chiếm được cảm tình của người tiêu dùng và có một vị trí nhất định tại những thị trường này. Cho đến nay Việt Nam đã có quan hệ bn bán với khá nhiều nước trên toàn thế giới.