Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam (Trang 71 - 73)

2.4. Đánh giá tình hình quốc tế hóa của SMEs của Việt Nam

2.4.3. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả nhất định mà các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và SMEs Việt Nam nói riêng đã đạt được thì vẫn cịn rất nhiều vấn đề khiến các doanh nghiệp cũng như các nhà lãnh đạo nước ta còn phải đau đầu suy nghĩ. Số SMEs ngày một tăng nhanh có vẻ là một tín hiệu đáng mừng, song số SMEs bị phá sản, khơng thể duy trì, tồn tại được cũng khơng hề ít. Hơn nữa, mặc dù quy mô của SMEs mới thành lập cũng làm cho quy mơ trung bình của SMEs Việt Nam lớn hơn, nhưng so với mức độ trung bình của thế giới thì SMEs vẫn cịn manh mún với quy mơ nhỏ lẻ. Với quy mơ này, SMEs Việt Nam sẽ khó cạnh tranh hơn trên trường quốc tế.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam và đặc biệt là SMEs, vốn luôn là một vấn đề gây nhức nhối cho các nhà lãnh đạo. Mặc dù trong những năm gần đây, nước ta đã có nhiều biện pháp để tạo điều kiện cho SMEs vay vốn nhưng việc tiếp cận vốn tín dụng vẫn rất khó khăn. Nguyên nhân là do thủ tục phiền hà, rắc rối. Song cũng có dịng ý kiến cho rằng một ngun nhân nữa khiến cho việc vay vốn khó khăn đối với SMEs là do công tác quản lý nội bộ và quản lý tài chính yếu kém, các báo cáo tài chính không minh bạch, thiếu độ tin cậy, đồng thời phần vốn tự có của SMEs rất ít, trình độ cơng nghệ và nguồn nhân lực yếu kém, do đó chưa tạo được niềm tin đối với ngân hàng khi xem xét cho vay, nhất là cho vay khơng có bảo đảm thơng qua các cơng cụ cho vay chính sách.

Khó khăn về vốn lại đưa đến cho doanh nghiệp những khó khăn mới, đó là khó khăn về đổi mới cơng nghệ và nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Phần lớn các doanh nghiệp có cơng nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nhiên liệu, tay nghề cơng nhân điều khiển máy móc thấp, do đó chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm không cao, đồng thời gây thiệt hại cho tài nguyên môi trường và hệ sinh thái. Do nguồn vốn có hạn, cùng với nguồn thơng tin khơng đầy đủ nên mặc dù trong những năm gần đây công nghệ của SMEs đã được đổi mới nhưng chỉ là đổi mới so với công nghệ lạc hậu cũ của nước ta chứ chưa phải là mới đối với thế giới. Chính vì vậy mà năng suất lao động của nước ta vẫn thấp và tuổi thọ của công nghệ mới cũng không cao. Hoặc nếu doanh nghiệp mua được công nghệ thật sự tân tiến của thế giới thì tình trạng sử dụng khơng hết cơng suất lại xảy ra rất nhiều. Nguyên nhân thứ nhất của tình trạng này là do cơng nghệ khơng đồng bộ, không cùng thế hệ nên không thể tận dụng hết công suất của công nghệ mới. Nguyên nhân thứ hai là công nghệ mới nhưng nhân cơng lại thiếu kiến thức về cơng nghệ đó, do đó chỉ sử dụng những chức năng cơ bản mà khơng tận dụng được tính tiên tiến của nó.

Mặc dù công nghệ là một trong những điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của doanh nghiệp song hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng đổi mới cơng nghệ, phần lớn chưa có hoạt động nghiên cứu và phát triển cơng nghệ (R&D). Ngồi ngun do thiếu vốn ra thì các doanh nghiệp này cho rằng việc đổi mới công nghệ là khơng cần thiết. Đây có thể là ảnh hưởng của nền kinh tế thủ công cũ.

Nhân lực cũng là vấn đề nan giải đối với SMEs Việt Nam. Đội ngũ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay chủ yếu là doanh nhân trẻ với trình độ học vấn cao, tuy nhiên rất nhiều người trong số họ không được đào tạo để làm kinh tế mà chuyển từ lĩnh vực kỹ thuật hoặc các lĩnh vực khác sang. Tuy trình độ lao động trong các doanh nghiệp đã được nâng cao nhưng do trình độ dân trí thấp nên nói chung vẫn cịn ở mức cơ bản.

Những năm gần đây, một số doanh nghiệp Việt Nam đã tạo dựng được tên tuổi trên trường quốc tế. Song bên cạnh đó, việc bị đánh cắp thương hiệu vẫn là bài học đau thương đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Đó là hậu quả của việc không ý thức được sức mạnh thương hiệu và tầm quan trọng của việc bảo vệ thương hiệu.

Mơi trường kinh doanh chưa bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, sự bất ổn định trong cơ chế chính sách là những yếu tố làm cho các doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng muốn tìm kiếm đặc quyền từ chính sách để có được lợi ích ngắn hạn hơn là xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn.

Là những doanh nghiệp có quy mơ nhỏ lẻ manh mún, song việc liên kết giữa SMEs Việt Nam là rất yếu, tình trạng cạnh tranh lẫn nhau vẫn nhiều hơn hẳn việc hợp tác cùng phát triển.

Có thể thấy rằng trong thời gian qua, SMEs Việt Nam đã có những bước tiến nhất định trên con đường qc tế hóa, song bên cạnh đó cũng cịn nhiều hạn chế mà các doanh nghiệp còn phải cố gắng hết sức để khắc phục.

Một phần của tài liệu Thực trạng quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)