Đơn vị vốn: Triệu đồng 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Số DN 37.230 39.959 46.606 58.196 65.318 76.500 Vốn ĐK 76.636.262 108.037.787 146.433.924 473.811.492 569.500.000 430.600.000 Vốn bình quân/DN 2.058,45 2.703,72 3.141,95 8.141,65 8.718,88 5.628,76
Nguồn: Cổng thông tin doanh nghiệp – Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa – Bộ Kế hoạch và Đầu tư và tính tốn của người viết.
Trong vịng 5 năm, số lượng SMEs đã tăng lên mạnh mẽ, từ 37.230 doanh nghiệp năm 2004, đến 2009, số doanh nghiệp đăng ký mới đã là 76.500 doanh nghiệp, nghĩa là tăng gấp hơn 2 lần, đưa tổng số SMEs của cả nước lên con số 453.800 doanh nghiệp. Các số liệu thống kê cũng cho thấy số vốn đăng ký cịn tăng với tốc độ nhanh chóng hơn số lượng doanh nghiệp, điều đó cho thấy quy mơ vốn của các doanh nghiệp đang ngày càng được mở rộng hơn. Nổi bật nhất là năm 2007, dưới tác động của việc gia nhập WTO, số doanh nghiệp đăng ký mới đã tăng 1,25 lần; trong khi đó tổng vốn đăng ký của các doanh nghiệp tăng gấp 3,24 lần. Điều này chứng tỏ, các doanh nghiệp đã ý thức được quá trình quốc tế hóa và mạnh dạn mở rộng quy mơ vốn của mình. Tuy nhiên năm 2009 lại là một bước lùi khi vốn đăng ký giảm xuống trong khi số doanh nghiệp đăng ký mới vẫn tăng lên đều đặn. Như vậy, mặc dù số doanh nghiệp đăng ký mới tăng lên, nhưng đa số đều là doanh nghiệp nhỏ đến siêu nhỏ với quy mô vốn hạn hẹp.
Mặc dù, trong những năm gần đây, số doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ đã giảm xuống, số doanh nghiệp có vốn từ 5 đến 10 tỷ đã tăng lên nhưng tỷ lệ là khơng nhiều. Theo thống kê năm 2007, Việt Nam có 12% doanh nghiệp có vốn dưới 0,5
tỷ, 15,2% doanh nghiệp có vốn từ 0,5 đến 1 tỷ, 46,4% doanh nghiệp có vốn từ 1 đến 5 tỷ và chỉ có 11,1% doanh nghiệp có vốn từ 5 đến 10 tỷ 8.
Một đặc trưng nữa của SMEs nước ta là khi doanh nghiệp hình thành, nguồn vốn tự có rất ít, chủ yếu là vay vốn để sản xuất kinh doanh.