Số nước có quan hệ buôn bán và thị phần phân theo khu vực địa lý

Một phần của tài liệu Thực trạng quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam (Trang 65 - 67)

phân theo khu vực địa lý

SL: số lượng TP: Thị phần (%) 2004 2005 2006 2007 SL TP SL TP SL TP SL TP Châu Á 47 65,5 49 66,2 47 64,4 46 65,8 Châu Âu 43 16,6 46 15,2 44 15,3 40 15,2 Châu Mỹ 38 12,4 43 12,2 34 12,8 32 12,4

Châu Phi 47 1,0 51 1,3 44 1,o 39 0,8

Châu Đại Dương 13 4,3 23 5,0 12 6,0 11 4,7

Tổng 188 100 212 100 181 100 168 100

Nguồn: Báo cáo của Tổng cục thống kê.

24 Trang web chính thức của Bộ Ngoại giao Việt Nam:

Nhìn vào đây có thể thấy nhìn chung cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam không biến đổi nhiều qua các năm. Châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam, trung bình chiếm khoảng 65% thị phần. Điều này rất dễ hiểu do các nước Châu Á có nhiều nét tương đồng cả về vị trí địa lý, khí hậu, văn hóa sinh hoạt và tiêu dùng. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có quan hệ bn bán rộng với các nước Châu Phi, song các nước ở đây chưa phát triển, nhu cầu buôn bán không cao nên châu lục này chiếm thị phần rất nhỏ.

Đi đầu trong việc tìm kiếm và tiếp cận thị trường nước ngoài là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Hiện nay, các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh cũng đã tìm được những thị trường chính: Hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ, EU, Nhật Bản; dầu thô xuất khẩu sang Oxtralia, Singapore, Malayxia, Mỹ và Trung Quốc; thủy sản xuất khẩu sang EU, Mỹ, Nhật Bản; Giày dép xuất khẩu sang EU, Mỹ, Nhật Bản.

Riêng trong năm 2009, 7 thị trường xuất khẩu chính của hàng hóa nước ta đã chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước: đứng đầu là Mỹ, tiếp theo lần lượt là EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Oxtralia. Thị trường Châu Phi cũng đã tạo ra một bước tiến mới khi kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 8 lần so với năm 2008 25.

Như vậy, Việt Nam cũng đã đạt được những bước tiến nhất định trong việc tìm kiếm thị trường tiềm năng và tiếp cận thị trường ngoài nước.

Tuy nhiên với một bộ phận lớn là SMEs non trẻ, chưa có kinh nghiệm chiến đấu thương trường, những bước tiến của các doanh nghiệp là còn hạn chế, và trên thực tế hàng hóa cạnh tranh ở các thị trường nước ngồi, đặc biệt là những thị trường khó tính như Mỹ và EU cũng đã phải chịu sự cạnh tranh gay gắt. Có một số mặt hàng đã khơng thể trụ lại ở những thị trường này. Nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam đang tiến những bước rất chậm ra thị trường quốc tế.

2.3.3.2. Khả năng tạo dựng và bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp

Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài từ lâu đã ý thức được vai trị vơ cùng quan trọng của thương hiệu, đã chú trọng đầu tư, quảng bá thương hiệu và đã gặt hái được những thành cơng to lớn thì chỉ trong chục năm trở lại đây, sau hàng loạt vụ thương hiệu bị xâm phạm ở trong cũng như nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam mới biết đến một vấn đề quan trọng khơng kém chất lượng, đó là thương hiệu. Vấn đề thương hiệu thật sự là vấn đề sống cịn, vơ cùng cấp bách và bức xúc đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Trong những năm gần đây, sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam bao gồm SMEs đã có những bước tiến đáng kể cả về chất và lượng. Hàng hóa Việt Nam dần chiếm được lịng tin của người tiêu dùng trong và ngồi nước. Những thương hiệu như nước mắm Phú Quốc, giầy Thăng Long, Thượng Đình, bánh Kinh Đơ, gạch Đồng Tâm, nước khống Lavie, thép Thái Nguyên, sữa Vinamilk… đã dần trở thành sự lựa chọn của người tiêu dùng trong nước. Khơng ít thương hiệu của Việt Nam có uy tín trên thị trường nước ngoài như Vifon, sữa Vinamilk, cà phê Trung Nguyên… Thực tế các doanh nghiệp nước ngoài ăn cắp thương hiệu Việt Nam cũng là một minh chứng cho việc hàng hóa Việt Nam đang ngày càng có chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Đó là những nền tảng thuận lợi để xây dựng và khuếch trương thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam.

Từ chỗ nhận thức được vai trị vơ cùng quan trọng của thương hiệu, các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực tìm hiểu về thương hiệu, học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Nhiều buổi hội thảo, tập huấn tuyên truyền về thương hiệu đã được các cơ quan chức năng tổ chức với sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp. Để được pháp luật bảo vệ, ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.

Một phần của tài liệu Thực trạng quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)