học kinh nghiệm cho Việt Nam
1.4.1. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới1.4.1.1. Nhật Bản [2],[9] 1.4.1.1. Nhật Bản [2],[9]
Hiện nay, phần lớn doanh nghiệp Nhật Bản cũng là SMEs. Số doanh nghiệp này thực hiện kinh doanh ở hầu hết tất cả các lĩnh vực kinh tế, tập trung lớn nhất ở lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ và chế tác, tạo ra phần lớn doanh thu của khu vực doanh nghiệp, trong đó lĩnh vực bn bán tạo ra doanh thu cao nhất.
Những chính sách của Nhật Bản chủ yếu tập trung tạo điều kiện cho các SMEs phát huy điểm mạnh, khắc phục những bất lợi, khuyến khích tính tự lực của SMEs. Trong những năm qua, hàng loạt các luật về SMEs đã được ban hành nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động của khu vực này, khuyến khích mạnh mẽ việc thành lập các doanh nghiệp mới, tăng nguồn cung ứng vốn, trợ giúp về công nghệ và hạn chế sự phá sản của SMEs.
Các biện pháp trợ giúp vốn được thực hiện từ ba định chế tài chính thuộc Chính phủ là Cơng ty Đầu tư kinh doanh nhỏ, Ngân hàng Hợp tác Trung ương về thương mại và công nghiệp, Công ty Đầu tư mạo hiểm quốc gia. Việc trợ giúp có thể được thực hiện dưới dạng các khoản vay thông thường với lãi suất cơ bản hoặc các khoản vay đặc biệt với những ưu đãi theo các mục tiêu chính sách. Mức độ ưu đãi được áp
dụng tùy theo điều kiện của khu vực thơng qua một quỹ chung được góp bởi chính quyền Trung ương, chính quyền địa phương và được ký quỹ ở một thể chế tài chính tư nhân. Ngồi ra Nhật Bản cịn có kế hoạch cho vay nhằm cải tiến quản lý đối với các SMEs được áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ mà khơng địi hỏi phải có thế chấp hoặc bảo lãnh, thay vào đó hệ thống bảo lãnh tín dụng nhận bảo lãnh cho SMEs vay vốn tại các thể chế tài chính tư nhân.
Về cơng nghệ, SMEs có thể được hưởng các chính sách trợ giúp cho các hoạt động R&D hoặc tiến hành các hoạt động kinh doanh mới dựa trên công nghệ. Đối với SMEs thực hiện các hoạt động kinh doanh mang tính chất đổi mới, khi muốn tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu hoặc trái phiếu thì doanh nghiệp sẽ được trợ giúp bởi các quỹ rủi ro thuộc các địa phương, còn hệ thống nghiên cứu đổi mới kinh doanh nhỏ Nhật Bản sẽ cung cấp tài chính cho những doanh nghiệp này trong các giai đoạn đầu thiết kế sản phẩm hoặc các quy trình sản xuất mới.
Để tăng cường khả năng quản lý của SMEs, hoạt động tư vấn quản lý kinh doanh được thực hiện thông qua hệ thống đánh giá SMEs. Mỗi quận, huyện đều đánh giá các điều kiện quản lý của SMEs, đưa ra những khuyến nghị cụ thể và cung cấp các hướng dẫn.
Viện Quản lý kinh doanh nhỏ và Công nghệ thực hiện các chương trình đào tạo cho các nhà quản lý, các chuyên gia kỹ thuật của SMEs. Việc tăng cường tiếp cận thơng tin của SMEs là một ưu tiên của Chính phủ. Sách trắng về SMEs được xuất bản hàng năm chứa đựng nhiều thông tin về khu vực này dựa trên các cuộc điều tra về thực trạng trong lĩnh vực thương mại và cơng nghiệp.
Nhằm xúc tiến xuất khẩu, Chính phủ Nhật Bản cịn cung cấp dịch vụ hướng dẫn và thông tin cho SMEs nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ở nước ngồi của các doanh nghiệp. Chương trình mơi giới và tư vấn kinh doanh tạo cơ hội cho SMEs Nhật Bản cũng SMEs nước ngồi có thể đăng ký trực tiếp vào cơ sở dữ liệu trên mạng Internet.
1.4.1.2. Trung Quốc [4],[14],[22]
Tiêu chí xác định SMEs của Trung Quốc chỉ dựa vào số lao động mà không căn cứ vào vốn đăng ký hay bất kỳ một tiêu chí nào khác, theo đó doanh nghiệp nhỏ là
những doanh nghiệp có từ 50 đến 100 lao động thường xuyên, còn doanh nghiệp vừa là những doanh nghiệp có sử dụng từ 101 đến 500 lao động. Tính tới cuối năm 2007, Trung Quốc có khoảng 40 triệu SMEs, chiếm khoảng 99,6% tổng số doanh nghiệp và 75% lao động ở các khu vực thành thị của Trung Quốc, đóng góp đến 70% tổng giao dịch ngoại thương, chiếm 60% tổng GDP 4.
Hiện tại, SMEs ở Trung Quốc chủ yếu phát triển theo hướng mở rộng việc làm và tập trung vào khu vực dịch vụ. Dịch vụ gần với quần chúng và trực tiếp phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, do vậy SMEs có ưu thế hơn trong lĩnh vực dịch vụ. Hai lĩnh vực chính trong việc phát triển dịch vụ là bn bán nhỏ và ăn uống, đây là hai lĩnh vực rất thiết thực và tương ứng với mức tiêu dùng của người dân. Bên cạnh đó, khơng gian phát triển dịch vụ của SMEs rất lớn với các ngành khác như dịch vụ gia đình, bảo vệ mơi trường, du lịch, in ấn, giải trí văn phịng.
Để quản lý SMEs, Trung Quốc xúc tiến thành lập Ủy ban kinh tế mậu dịch quốc gia, trực tiếp thuộc Ủy ban doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây chính là đầu mối để giải quyết tốt mối quan hệ giữa chính quyền và doanh nghiệp. Ủy ban có trách nhiệm tư vấn, giúp đỡ, bồi dưỡng lao động cho SMEs, nhưng không được can thiệp vào các hoạt động kinh doanh như đầu tư, sản xuất, tiêu thụ của SMEs.
1.4.1.3. Thái Lan [4],[18]
Trước đây Thái Lan hầu như khơng có hệ thống chính sách trợ giúp SMEs. Đầu thập kỷ 1960, Thái Lan đã có một số chính sách trợ giúp nhất định dành cho SMEs. Năm 1963,Văn phịng Tài chính doanh nghiệp nhỏ được thành lập, về sau được chuyển thành Tập đồn tài chính doanh nghiệp nhỏ. Dù vậy, các chính sách SMEs ở Thái Lan chỉ được coi trọng trong vài năm rồi lại lắng xuống mà khơng được duy trì một cách có hệ thống. Tuy nhiên kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 đến nay, SMEs được coi là những nhân tố chủ chốt trong quá trình hồi phục và chính sách SMEs đã trở thành một trong những tiêu điểm của hệ thống chính sách cải cách kinh tế của Thái Lan.
Trọng tâm trong các chính sách trợ giúp SMEs của Thái Lan là phát triển các mạng lưới trợ giúp công nghiệp phục vụ xuất khẩu với mục tiêu chính là phục vụ
cho chiến lược phục hồi sau khủng hoảng của Thái Lan dựa trên việc phát triển xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.
Thái Lan đã thành lập Ủy ban khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhiệm vụ là xem xét định nghĩa về SMEs, đề xuất các chính sách và biện pháp khuyến khích SMEs, quản lý Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ được Chính phủ cấp vốn hàng năm, được trợ giúp bởi khu vực tư nhân, các chính phủ nước ngồi và các tổ chức quốc tế). Ủy ban này có trách nhiệm chuẩn bị Sách trắng hàng năm về SMEs Thái Lan đệ trình thủ tướng.
Để trợ giúp SMEs, Thái Lan cũng đã hoạch định “kế hoạch lớn phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ” bao gồm 7 chiến lược cơ bản: Nâng cấp năng lực kỹ thuật và quản lý của SMEs, phát triển doanh nhân và nguồn lực con người của SMEs, nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của SMEs, tăng cường hệ thống trợ giúp SMEs, tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, phát triển các doanh nghiệp cực nhỏ và các doanh nghiệp cộng đồng, phát triển các mạng lưới và các cụm SMEs. Mỗi chiến lược cơ bản này lại bao gồm nhiều biện pháp cụ thể. Đồng thời, Chính phủ Thái Lan cũng đã chỉ ra 10 ngành cần phải nhanh chóng phát triển mạng lưới SMEs, bao gồm 2 nhóm. Nhóm 1 gồm 5 ngành mà sự phát triển của SMEs là cực kỳ quan trọng và cấp bách, đó là lương thực và thức ăn gia súc, dệt may, sản xuất nhựa, thiết bị điện và điện tử, ô tơ và bộ phận ơ tơ. Nhóm 2 gồm 5 ngành mà sự phát triển của SMEs là quan trọng vừa phải, bao gồm các ngành như da và giày dép, sản phẩm gỗ, cao su và sản phẩm cao su, gốm và kính, đá quý và đồ trang sức. Tất cả 10 ngành này là những ngành cơng nghiệp có định hướng xuất khẩu, có kết cấu hạ tầng tương đối tốt và có giá trị gia tăng cao.
Trên cơ sở phương hướng kế hoạch đó, chương trình hành động nhằm phát triển SMEs đã được hoạch định với 18 biện pháp được đề ra. Một số biện pháp quan trọng bao gồm trợ giúp tài chính cho SMEs, thành lập và phát triển thị trường vốn cho SMEs, đào tạo doanh nhân và người lao động, hỗ trợ phát triển cơng nghệ mới, hỗ trợ nghiên cứu và tìm kiếm thị trường, phát triển các liên kết giữa SMEs và các doanh nghiệp lớn, phát triển các hiệp hội SMEs, phát triển SMEs ở nông thôn, sửa đổi các quy định luật pháp gây trở ngại cho SMEs theo hướng thuận lợi hơn.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1.4.2.1. Xây dựng môi trường thuận lợi cho SMEs phát triển
* Xây dựng hệ thống pháp luật kinh doanh theo hướng mở cửa và phù hợp với thơng lệ quốc tế
Quốc tế hóa trước hết địi hỏi hệ thống luật pháp và chính sách phát triển kinh tế của mỗi nước phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Việt Nam cần phải nội luật hóa những hệ thống văn bản pháp luật quốc tế, đồng thời tiêu chuẩn hóa và quốc tế hóa các văn bản pháp luật của mình để đảm bảo mơi trường kinh doanh trong nước phù hợp với môi trường kinh doanh chung của thế giới, đảm bảo một mơi trường thực sự bình đẳng giữa SMEs và các doanh nghiệp lớn, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.
Kinh nghiệm các nước cho thấy, SMEs chỉ phát triển mạnh khi Chính phủ đảm bảo sự bình đẳng thực sự giữa SMEs với các doanh nghiệp lớn. Chính phủ Việt Nam cũng đang tiến hành cải cách cơ chế, hệ thống chính sách và hệ thống quản lý hành chính, nỗ lực đảm bảo sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế vẫn có sự phân biệt đối xử giữa SMEs tư nhân với doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là trong việc hồn thành các thủ tục hành chính hay vay vốn tín dụng. Điều này gây tâm lý khơng tốt đối với khu vực SMEs và hạn chế việc khai thác có hiệu quả các nguồn lực xã hội. Các quy định về điều tiết kinh doanh của Chính phủ phải đảm bảo sự bình đẳng của SMEs với các doanh nghiệp lớn, giữa doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế và phải đơn giản, bảo đảm tính dễ thực thi để năng cao tính hiệu lực của các hệ thống văn bản pháp luật.
* Có cơ chế và hệ thống hỗ trợ SMEs thống nhất và có hiệu quả từ Trung ương đến địa phương
Thực tế cho thấy các nước có SMEs phát triển là những nước có hệ thống cơ chế quản lý và hỗ trợ thống nhất giữa các ngành và các địa phương, một số nước cịn có các cơ quan quản lý chuyên trách của Chính phủ đối với SMEs. Các cơ quan này một mặt có nhiệm vụ ban hành các chính sách phát triển SMEs cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước và phù hợp với chính sách và chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung, mặt khác cũng chính là người đại diện về mặt pháp lý
bảo vệ quyền lợi của SMEs. Bên cạnh các cơ quan quản lý Nhà nước đối với SMEs, cần có cơ chế phối hợp với mạng lưới các tổ chức có liên quan để thực sự hỗ trợ cho SMEs một cách có hiệu quả.
* Xây dựng chiến lược phát triển SMEs phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội
Kinh nghiệm quốc tế hóa của SMEs các nước cho thấy chính sách phát triển SMEs có thành công hay không tùy thuộc rất lớn vào sự phù hợp của nó với chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vì SMEs là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, sự phát triển SMEs không thể tách rời với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Do đó, nếu các mục tiêu chiến lược nhằm phát triển SMEs đi chệch với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung thì sẽ làm cho các nguồn lực của nền kinh tế bị phân tán và không tạo ra tác động cộng hưởng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Là một nước đang trong giai đoạn chuyển đổi với nguồn lực bị hạn chế và chưa được khai thác tốt, Việt Nam càng cần thiết phải quán triệt quan điểm này, coi chiến lược phát triển SMEs là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
* Phát triển thầu phụ công nghiệp và các ngành công nghiệp phụ trợ
Theo kinh nghiệm quốc tế hóa SMEs của các nước, SMEs ln có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ gắn bó với các doanh nghiệp lớn. Có nhiều lĩnh vực, nhiều cơng đoạn trong sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp lớn không thể hoạt động tốt nếu khơng có sự hợp tác của SMEs như các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, điện, điện tử hay các ngành dịch vụ. Khi đó, SMEs sẽ có vai trị như các nhà thầu phụ cung ứng các chi tiết, các bộ phận cấu thành của sản phẩm.
1.4.2.2. Xác định nhóm ngành ưu tiên phát triển trong q trình quốc tế hóa
Trong q trình quốc tế hóa, Việt Nam không thể hỗ trợ phát triển tất cả mọi ngành nghề vì nguồn lực của đất nước rất hữu hạn, đặc biệt là vốn, công nghệ và kinh nghiệm thương trường. Việt Nam cần xác định ngành nghề ưu tiên và khuyến khích SMEs tham gia phát triển trong các ngành nghề đó.
Kinh nghiệm quốc tế hóa SMEs của các nước cũng cho thấy việc xác định rõ các nhóm ngành cần ưu tiên phát triển trong q trình quốc tế hóa có ý nghĩa rất lớn,
đặc biệt là cần chú trọng đến các ngành cơng nghiệp có định hướng xuất khẩu. Hiện nay chính sách phát triển kinh tế chung của Việt Nam là khuyến khích xuất khẩu. Các ngành nghề truyền thống của Việt Nam cũng đóng góp khơng nhỏ vào việc tăng giá trị hàng xuất khẩu. Hơn nữa, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm xuất khẩu trong các làng nghề truyền thống là SMEs. Chính vì thế, chiến lược khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam không chỉ dành riêng và ưu tiên cho các doanh nghiệp lớn mà nên có những chính sách khuyến khích cơng bằng đối với cả SMEs làm hàng xuất khẩu.
1.4.2.3. Đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ SMEs
* Hỗ trợ nâng cao năng lực nội tại của SMEs
Các chính sách phát triển SMEs ở các nước khơng chỉ tập trung vào việc tạo ra các điều kiện và cơ hội thuận lợi cho SMEs mà còn tập trung vào việc tăng cường năng lực đổi mới trong chính bản thân SMEs như đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển công nghệ, … Năng lực nội tại của SMEs Việt Nam là rất yếu, đặc biệt là sự hiểu biết của các chủ doanh nghiệp về nghiệp vụ và kinh nghiệm kinh doanh trong nền kinh tế thế giới, trong môi trường quốc tế. Chính phủ Việt Nam cần xác định rõ các năng lực nội tại cịn yếu của SMEs là gì và có các chính sách hỗ trợ phù hợp. Các bí quyết cơ bản và những quy tắc chung của nền kinh tế thế giới cần phải được khuyến khích giảng dạy trong hệ thống giáo dục chính thống và phi chính thức.
Ngồi ra, doanh nhân Việt Nam hiện nay chưa thực sự có được sự ủng hộ của dân chúng cũng như các quan chức địa phương. Vì vậy, khi xây dựng tinh thần doanh nghiệp cho SMEs Việt Nam cũng cần phải tính đến văn hóa truyền thống của người Việt Nam cũng như giúp các doanh nhân khẳng định vai trò và vị thế của họ trong nền kinh tế, qua đó giúp cho dân chúng cũng như các quan chức địa phương