2.3. Tình hình quốc tế hóa của SMEs của Việt Nam
2.3.3. Mở rộng thị trường và xây dựng sức mạnh thương hiệu
2.3.3.1. Khả năng tìm kiếm và tiếp cận thị trường mới
Mặc dù thị trường chính của SMEs Việt Nam vẫn là thị trường trong nước, song cơ chế mở cửa đã giúp các doanh nghiệp tiếp cận dần với những thị trường ngồi nước tiềm năng. Cùng với thời gian, hàng hóa Việt Nam đã dần chiếm được cảm tình của người tiêu dùng và có một vị trí nhất định tại những thị trường này. Cho đến nay Việt Nam đã có quan hệ bn bán với khá nhiều nước trên toàn thế giới.
Bảng 2.6: Số nước có quan hệ bn bán và thị phần phân theo khu vực địa lý phân theo khu vực địa lý
SL: số lượng TP: Thị phần (%) 2004 2005 2006 2007 SL TP SL TP SL TP SL TP Châu Á 47 65,5 49 66,2 47 64,4 46 65,8 Châu Âu 43 16,6 46 15,2 44 15,3 40 15,2 Châu Mỹ 38 12,4 43 12,2 34 12,8 32 12,4
Châu Phi 47 1,0 51 1,3 44 1,o 39 0,8
Châu Đại Dương 13 4,3 23 5,0 12 6,0 11 4,7
Tổng 188 100 212 100 181 100 168 100
Nguồn: Báo cáo của Tổng cục thống kê.
24 Trang web chính thức của Bộ Ngoại giao Việt Nam:
Nhìn vào đây có thể thấy nhìn chung cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam không biến đổi nhiều qua các năm. Châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam, trung bình chiếm khoảng 65% thị phần. Điều này rất dễ hiểu do các nước Châu Á có nhiều nét tương đồng cả về vị trí địa lý, khí hậu, văn hóa sinh hoạt và tiêu dùng. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có quan hệ buôn bán rộng với các nước Châu Phi, song các nước ở đây chưa phát triển, nhu cầu buôn bán không cao nên châu lục này chiếm thị phần rất nhỏ.
Đi đầu trong việc tìm kiếm và tiếp cận thị trường nước ngoài là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Hiện nay, các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh cũng đã tìm được những thị trường chính: Hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ, EU, Nhật Bản; dầu thô xuất khẩu sang Oxtralia, Singapore, Malayxia, Mỹ và Trung Quốc; thủy sản xuất khẩu sang EU, Mỹ, Nhật Bản; Giày dép xuất khẩu sang EU, Mỹ, Nhật Bản.
Riêng trong năm 2009, 7 thị trường xuất khẩu chính của hàng hóa nước ta đã chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước: đứng đầu là Mỹ, tiếp theo lần lượt là EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Oxtralia. Thị trường Châu Phi cũng đã tạo ra một bước tiến mới khi kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 8 lần so với năm 2008 25.
Như vậy, Việt Nam cũng đã đạt được những bước tiến nhất định trong việc tìm kiếm thị trường tiềm năng và tiếp cận thị trường ngoài nước.
Tuy nhiên với một bộ phận lớn là SMEs non trẻ, chưa có kinh nghiệm chiến đấu thương trường, những bước tiến của các doanh nghiệp là còn hạn chế, và trên thực tế hàng hóa cạnh tranh ở các thị trường nước ngồi, đặc biệt là những thị trường khó tính như Mỹ và EU cũng đã phải chịu sự cạnh tranh gay gắt. Có một số mặt hàng đã khơng thể trụ lại ở những thị trường này. Nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam đang tiến những bước rất chậm ra thị trường quốc tế.
2.3.3.2. Khả năng tạo dựng và bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp
Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài từ lâu đã ý thức được vai trị vơ cùng quan trọng của thương hiệu, đã chú trọng đầu tư, quảng bá thương hiệu và đã gặt hái được những thành cơng to lớn thì chỉ trong chục năm trở lại đây, sau hàng loạt vụ thương hiệu bị xâm phạm ở trong cũng như nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam mới biết đến một vấn đề quan trọng khơng kém chất lượng, đó là thương hiệu. Vấn đề thương hiệu thật sự là vấn đề sống cịn, vơ cùng cấp bách và bức xúc đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Trong những năm gần đây, sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam bao gồm SMEs đã có những bước tiến đáng kể cả về chất và lượng. Hàng hóa Việt Nam dần chiếm được lịng tin của người tiêu dùng trong và ngồi nước. Những thương hiệu như nước mắm Phú Quốc, giầy Thăng Long, Thượng Đình, bánh Kinh Đơ, gạch Đồng Tâm, nước khống Lavie, thép Thái Nguyên, sữa Vinamilk… đã dần trở thành sự lựa chọn của người tiêu dùng trong nước. Khơng ít thương hiệu của Việt Nam có uy tín trên thị trường nước ngoài như Vifon, sữa Vinamilk, cà phê Trung Nguyên… Thực tế các doanh nghiệp nước ngoài ăn cắp thương hiệu Việt Nam cũng là một minh chứng cho việc hàng hóa Việt Nam đang ngày càng có chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Đó là những nền tảng thuận lợi để xây dựng và khuếch trương thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Từ chỗ nhận thức được vai trị vơ cùng quan trọng của thương hiệu, các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực tìm hiểu về thương hiệu, học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Nhiều buổi hội thảo, tập huấn tuyên truyền về thương hiệu đã được các cơ quan chức năng tổ chức với sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp. Để được pháp luật bảo vệ, ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
Bảng 2.7: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được cấp từ 2004 - 2009 đã được cấp từ 2004 - 2009
2004 2005 2006 2007 2008 2009
Nhãn hiệu trong nước 5.444 6.427 6.335 10.660 23.290 16.231
Nhãn hiệu nước ngoài 2.156 3.333 2.505 5.220 3.631 6.499
Nguồn: Tài liệu thống kê của Cục sở hữu trí tuệ
Mặc dù số nhãn hiệu được cấp giấy chứng nhận trong năm 2009 đã giảm đi so với năm 2008 nhưng xét tổng thể thì số nhãn hiệu được cấp giấy chứng nhận đã tăng một cách nhanh chóng từ 7600 lên 26.921 năm 2008 và 22730 nhãn hiệu năm 2009. Như vậy, đến nay cả nước đã có 143571 nhãn hiệu được bảo hộ.
Tuy nhiên, bên cạnh các dấu hiệu đáng mừng ở trên, để tạo dựng thành công và sử dụng thương hiệu như công cụ để tồn tại và giấy phép thông hành thâm nhập thị trường quốc tế trong q trình quốc tế hóa là cả một bài tốn khó đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và SMEs Việt Nam nói riêng. Hậu quả của việc không quan tâm và đầu tư đúng mức cho xây dựng và bảo vệ thương hiệu là hàng loạt thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam bị xâm hại ở thị trường quốc tế.
Cà phê Trung Nguyên là một trong số ít những doanh nghiệp phát triển mạnh, nhờ đã sớm xác định rõ giá trị của thương hiệu. Cung cấp cho người tiêu dùng một sản phẩm phù hợp với nhu cầu thưởng thức cà phê trong một môi trường thân thiện và mang tính văn hóa đặc trưng, Trung Ngun đã tổ chức được một mạng lưới kinh doanh phủ khắp 64 tỉnh thành với trên 400 đại lý chính thức. Với quan điểm đơi bên cùng có lợi, cơng ty đã hỗ trợ các đối tác xây dựng những quán cà phê có phong cách độc đáo, thu hút đơng đảo khách trong và ngồi nước. Trung Nguyên cũng đã có bài học quý báu về mất quyền sử dụng nhãn hiệu tại một số nước do chưa kịp đăng ký quyền sử dụng nhãn hiệu tại các quốc gia này. Và cũng như nhiều thương hiệu quen thuộc khác trên thế giới, Trung Nguyên buộc phải thương lượng mua lại quyền sử dụng nhãn hiệu. Sau những lần như vậy, Trung Nguyên xác định cần phải thực hiện đăng ký ngay quyền sử dụng nhãn hiệu tại các thị trường trọng điểm, để tránh tình trạng tương tự.
Hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng khác mà các doanh nghiệp Việt Nam dày công vun đắp cũng đã bị xâm hại. Bị tấn công là những mặt hàng xuất khẩu độc đáo, đầy sức cạnh tranh của Việt Nam, từ những mặt hàng xa xỉ như bia Sài Gòn, cà phê Trung Nguyên, thuốc lá Vinataba đến những món ăn như cá basa, nước mắm Phú Quốc,… từ hàng thủ công mỹ nghệ đến hàng công nghiệp như giày dép.
Với doanh nghiệp, thương hiệu đã và đang trở thành thứ tài sản vơ hình quan trọng, là cơng cụ cạnh tranh, vũ khí hội nhập sắc bén của doanh nghiệp trên thương trường. Việc coi thường thương hiệu và chỉ chú tâm sản xuất đã khiến các doanh nghiệp Việt Nam học được những bài học sâu sắc. Trên con đường quốc tế hóa và hội nhập của mình, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và SMEs Việt Nam nói riêng cần ý thức hơn nữa về tầm quan trọng của thương hiệu để bảo vệ và sử dụng nó một cách hiệu quả.
2.4. Đánh giá tình hình quốc tế hóa của SMEs của Việt Nam
2.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến q trình quốc tế hóa của SMEs Việt Nam
Q trình quốc tế hóa của các doanh nghiệp Việt Nam diễn ra trong thời gian qua chịu tác động của nhiều yếu tố, bao gồm cả những yếu tố thúc đẩy tạo điều kiện cho q trình quốc tế hóa và những yếu tố gây cản trở cho q trình quốc tế hóa của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và SMEs Việt Nam nói riêng.
Những yếu tố thúc đẩy q trình quốc tế hóa của Việt Nam đầu tiên phải kể đến việc Việt Nam mở cửa nền kinh tế với thế giới, phát triển nền kinh tế theo định hướng thị trường. Việc này đã giúp Việt Nam thoát ra khỏi một nền kinh tế bao cấp, đóng cửa, phát triển trì trệ với định kiến cổ hủ. Việc mở cửa giao thương với thế giới đã giúp Việt Nam không chỉ giúp tăng trưởng về mặt thương mại, mà còn đưa con người Việt Nam ra với thế giới, để lĩnh hội những tinh hoa văn hóa, khoa học thế giới, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp hơn. Đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007, bắt đầu lộ trình cắt giảm thuế quan thì yêu cầu tiến hành quốc tế hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đối với các doanh nghiệp lại càng rõ ràng. Lợi thế thị trường nội địa giảm đi, các doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh với hàng hóa của các nước, muốn duy trì và phát triển mình, các doanh nghiệp sẽ phải tự đổi mới, nâng cao, hoàn thiện bản thân và tiến hành kinh doanh ở các thị trường mới. Đó là yêu cầu tất yếu để tồn tại.
Trong những năm vừa qua, Chính phủ cũng đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể tiến hành quốc tế hóa một cách thuận lợi như các chương trình cho vay vốn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là SMEs, liên tục cải cách và giảm thiểu những thủ tục hành chính phiền hà trong việc cho vay vốn hay quyền sử dụng đất,
tham gia các Hiệp định song phương và đa phương, các tổ chức khu vực và quốc tế… Đồng thời các chương trình hỗ trợ nâng cao trình độ lãnh đạo hay đào tạo tay nghề cho lao động cũng được các cơ quan chức năng tổ chức nhằm nâng cao nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo ra đội ngũ kỹ sư được trang bị về những công nghệ tân tiến, làm tiền đề cho việc đổi mới công nghệ một cách hiệu quả ở các doanh nghiệp.
Việc mở cửa nền kinh tế, giao lưu với các nước bạn, tiếp thu công nghệ mới cũng như những kiến thức, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh đã phần nào giúp cho các doanh nghiệp ý thức rõ hơn những cơ hội mà q trình quốc tế hóa mang lại đối với doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế nước ta nói chung. Họ đã nhận ra quốc tế hóa là con đường phát triển đúng đắn, là xu hướng tất yếu trong điều kiện kinh tế thế giới hiện nay.
Tuy nhiên, con đường quốc tế hóa, tiến đến hội nhập kinh tế quốc tế khơng hề đơn giản. Bên cạnh những yếu tố thúc đẩy quá trình quốc tế hóa trên, chúng ta khơng thể khơng kể đến những yếu tố hiện đang cản trở bước đường tiến ra thế giới của các doanh nghiệp. Là một nước vừa mới thốt nghèo, nguồn vốn ít ỏi, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, nền kinh tế nông nghiệp với công nghệ lạc hậu, tụt xa so với thế giới và nguồn lao động với trình độ thấp kém là những nhân tố kéo nước ta lại trên con đường hội nhập. Muốn dẹp bỏ những trở ngại này, chúng ta cần có một lượng vốn nhất định. Như vậy, những trở ngại trên bước đường quốc tế hóa đối với nước ta nói chung, các doanh nghiệp nói riêng trở thành một vịng luẩn quẩn khó giải quyết. Hơn nữa, tư tưởng quan liêu bao cấp vẫn bám rễ vào tầng lớp quan chức lãnh đạo thời kỳ cũ cũng hạn chế phần nào cơ hội đổi mới, tiếp thu tinh hoa thế giới.
Chúng ta cần ý thức được những nhân tố đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến q trình quốc tế hóa của các doanh nghiệp Việt Nam để có thể phát huy tận dụng những nhân tố thúc đẩy, hạn chế tối đa ảnh hưởng của những nhân tố hạn chế nhằm phát triển vững chắc, tiến đến hội nhập kinh tế quốc tế tốt đẹp.
2.4.2. Những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua
Trong những năm qua SMEs Việt Nam đã đạt được những bước tiến nhất định. Số lượng các doanh nghiệp tăng ngày một nhanh với quy mô vốn lớn dần, tạo ra
nhiều cơ hội việc làm cho lao động Việt Nam. Số lượng lớn SMEs với các lĩnh vực hoạt động khác nhau đã mang lại sự đa dạng cho hàng hóa trên thị trường Việt Nam, tạo nên sự sôi động và đáp ứng được nhu cầu của nhiều tầng lớp dân cư. Những doanh nghiệp mới này được lãnh đạo bởi một đội ngũ doanh nhân trẻ, năng nổ, sáng tạo với trình độ học vấn cao hơn hứa hẹn một tương lai mới cho cộng đồng SMEs Việt Nam. Đây là những con người của thế hệ mới, được lĩnh hội những tinh hoa thế giới, những kiến thức tân tiến nhất của nhân loại, đồng thời được trang bị những kinh nghiệm đúc rút được của các nước, các doanh nghiệp đi trước, chắc chắn sẽ là những đầu tàu vững chắc của các doanh nghiệp. Chiếm đa số trong tổng số doanh nghiệp Việt Nam, sự phát triển của SMEs trong thời gian qua đã góp phần tạo nên sự phát triển nhanh chóng và vững mạnh của nền kinh tế nước ta.
Cùng với nỗ lực của nhà nước, những chính sách phát triển SMEs của nước ta cũng phần nào giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp về vấn đề vốn, lao động, tiếp cận thị trường thế giới,… Việc hội nhập những tổ chức quốc tế và khu vực, tham gia các hiệp định song phương và đa phương cũng đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có một thị trường đầu ra rộng lớn hơn, hàng hóa của các doanh nghiệp cũng dần tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường ngồi nước, cạnh tranh với những hàng hóa cùng loại của các nước khác trên thế giới. Vị thế của Việt Nam nói chung và SMEs Việt Nam nói riêng đang ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
2.4.3. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả nhất định mà các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và SMEs Việt Nam nói riêng đã đạt được thì vẫn cịn rất nhiều vấn đề khiến các doanh nghiệp cũng như các nhà lãnh đạo nước ta còn phải đau đầu suy nghĩ. Số SMEs ngày một tăng nhanh có vẻ là một tín hiệu đáng mừng, song số SMEs bị phá sản, khơng thể duy trì, tồn tại được cũng khơng hề ít. Hơn nữa, mặc dù quy mô của SMEs mới thành lập cũng làm cho quy mơ trung bình của SMEs Việt Nam lớn hơn, nhưng so với mức độ trung bình của thế giới thì SMEs vẫn cịn manh mún với quy mơ nhỏ lẻ. Với quy mơ này, SMEs Việt Nam sẽ khó cạnh tranh hơn trên trường