Tình hình mở rộng nguồn vốn và tiếp cận các nguồn tài chính

Một phần của tài liệu Thực trạng quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam (Trang 52)

2.3. Tình hình quốc tế hóa của SMEs của Việt Nam

2.3.1.1. Tình hình mở rộng nguồn vốn và tiếp cận các nguồn tài chính

Từ năm 2004 đến nay, số lượng SMEs của nước ta tăng lên một cách nhanh chóng, đặc biệt là từ sau khi nước ta gia nhập WTO. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch

và đầu tư, số SMEs đăng ký thành lập và số vốn đăng ký mỗi năm một nhiều hơn, trong đó lượng vốn đăng ký có xu hướng tăng mạnh mẽ hơn. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp đang ngày càng gia tăng vốn của mình.

Bảng 2.1: Số lượng và vốn đăng ký của SMEs giai đoạn 2004 – 2009

Đơn vị vốn: Triệu đồng 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Số DN 37.230 39.959 46.606 58.196 65.318 76.500 Vốn ĐK 76.636.262 108.037.787 146.433.924 473.811.492 569.500.000 430.600.000 Vốn bình quân/DN 2.058,45 2.703,72 3.141,95 8.141,65 8.718,88 5.628,76

Nguồn: Cổng thông tin doanh nghiệp – Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa – Bộ Kế hoạch và Đầu tư và tính tốn của người viết.

Trong vịng 5 năm, số lượng SMEs đã tăng lên mạnh mẽ, từ 37.230 doanh nghiệp năm 2004, đến 2009, số doanh nghiệp đăng ký mới đã là 76.500 doanh nghiệp, nghĩa là tăng gấp hơn 2 lần, đưa tổng số SMEs của cả nước lên con số 453.800 doanh nghiệp. Các số liệu thống kê cũng cho thấy số vốn đăng ký còn tăng với tốc độ nhanh chóng hơn số lượng doanh nghiệp, điều đó cho thấy quy mơ vốn của các doanh nghiệp đang ngày càng được mở rộng hơn. Nổi bật nhất là năm 2007, dưới tác động của việc gia nhập WTO, số doanh nghiệp đăng ký mới đã tăng 1,25 lần; trong khi đó tổng vốn đăng ký của các doanh nghiệp tăng gấp 3,24 lần. Điều này chứng tỏ, các doanh nghiệp đã ý thức được q trình quốc tế hóa và mạnh dạn mở rộng quy mơ vốn của mình. Tuy nhiên năm 2009 lại là một bước lùi khi vốn đăng ký giảm xuống trong khi số doanh nghiệp đăng ký mới vẫn tăng lên đều đặn. Như vậy, mặc dù số doanh nghiệp đăng ký mới tăng lên, nhưng đa số đều là doanh nghiệp nhỏ đến siêu nhỏ với quy mô vốn hạn hẹp.

Mặc dù, trong những năm gần đây, số doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ đã giảm xuống, số doanh nghiệp có vốn từ 5 đến 10 tỷ đã tăng lên nhưng tỷ lệ là khơng nhiều. Theo thống kê năm 2007, Việt Nam có 12% doanh nghiệp có vốn dưới 0,5

tỷ, 15,2% doanh nghiệp có vốn từ 0,5 đến 1 tỷ, 46,4% doanh nghiệp có vốn từ 1 đến 5 tỷ và chỉ có 11,1% doanh nghiệp có vốn từ 5 đến 10 tỷ 8.

Một đặc trưng nữa của SMEs nước ta là khi doanh nghiệp hình thành, nguồn vốn tự có rất ít, chủ yếu là vay vốn để sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2008

Nguồn vốn Tỷ lệ (%)

Vốn tự có 36,25

Vốn vay ngân hàng 45,31

Vốn khác 18,44

Nguồn: Báo cáo NHNN, 2008

Trong cơ cấu vốn của SMEs thì tỷ trọng vốn vay ngân hàng lên đến trên 45%, điều này cho thấy vốn tín dụng ngân hàng giữ một vai trò quan trọng đổi với SMEs. Trong những năm gần đây, tình hình tiếp cận vốn của SMEs được cải thiện đáng kể song vẫn tồn tại một thực tế là các doanh nghiệp nhà nước vẫn được các ngân hàng quốc doanh ưu ái hơn. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng tín dụng dành cho khối SMEs trong những năm gần đây cũng đã cho thấy những tín hiệu khả quan: năm 2003 là 37,1%, năm 2004 là 20,18% và năm 2005 là 22% 9.

Tuy nhiên, trong một điều tra về thực trạng SMEs do Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch Đầu tư) công bố mới đây lại cho thấy chỉ có 32,38% số doanh nghiệp cho biết có khả năng tiếp cận được các nguồn vốn Nhà nước (chủ yếu là từ các ngân hàng thương mại), 35,24% doanh nghiệp khó tiếp cận và 32,38% số doanh nghiệp không tiếp cận được 10.

Năm 2008, tập trung số liệu từ 6 ngân hàng thương mại Nhà nước, 31 ngân hàng thương mại cổ phần và 33 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh, Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước vừa phổ biến báo cáo, theo đó các ngân hàng chỉ cịn quan hệ tín dụng với khoảng 163.000 doanh nghiệp, trong khi tính đến

8 Tổng cục Thống kê, “Niên giám thống kê năm 2007”, NXB Thống kê.

9 Trang web chính thức của Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh: http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp?idcha=2657&cap=3&id=3191

cuối năm 2008 Việt Nam có khoảng xấp xỉ 350.000 doanh nghiệp, tức là các ngân hàng chỉ quan hệ tín dụng với chưa đến 50% tổng số doanh nghiệp của cả nước 11.

Lý do chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của các doanh nghiệp vẫn là các thủ tục về thế chấp phiền hà, cách xác định giá trị thế chấp để vay vốn không thực sự hợp lý. Đây là những vấn đề đã tồn đọng từ rất nhiều năm nay, tuy nhiên việc giải quyết triệt để hiện vẫn chưa được thực hiện. Có những ý kiến cho rằng vấn đề này xuất phát từ cả hai phía: ngân hàng và doanh nghiệp. Nghiên cứu của VCCI đã chỉ ra rằng, bản thân các doanh nghiệp cũng cần nỗ lực hơn trong việc thực hiện tính minh bạch, cơng khai về tài chính. Các hiện tượng gian lận thương mại, gian lận trong kinh doanh làm giảm uy tín của các doanh nghiệp đối với ngân hàng vì vậy lại càng làm cho các thủ tục phức tạp hơn, ảnh hưởng đến tình hình hoạt động chung của hệ thống ngân hàng và quan hệ giữa ngân hàng với doanh nghiệp. Hơn nữa, hầu hết các SMEs đều có trình độ quản lý điều hành yếu, cơng nghệ lạc hậu, thiếu nguồn nhân lực, nguồn vốn tự có thấp (quy mơ đa số là dưới 5 tỷ đồng), hạn chế trong quá trình lập dự án và phương án sản xuất kinh doanh. Hệ thống giám sát chặt chẽ hơn với các chế tài hợp lý sẽ là điều cần được thực hiện tốt hơn trong thời gian tốt. Bên cạnh đó, việc tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục cho vay, nâng cao năng lực thẩm định của cán bộ ngân hàng cũng cần được đẩy mạnh.

Năm 2009, thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn vay phục vụ sản xuất kinh doanh, Ngân hàng Á Châu ACB cũng đã ký thỏa thuận hợp tác với ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) để triển khai chương trình cho vay đối với các doanh nghiệp có bảo lãnh vay vốn của VDB. Theo đó các doanh nghiệp vay vốn tại ACB khơng cần phải có tài sản thế chấp mà vẫn được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất theo chương trình cho vay kích cầu và ưu đãi lãi suất đặc biệt tại ACB. Đây là một bước tiến mới trong việc trợ giúp SMEs tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn vốn tín dụng.

11 TS. Vương Đức Hoàng Quân, ThS. Trương Minh Chương, 2007, “Năng lực quản lý và sự phát triển bền

vững của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tài chính”:

2.3.1.2. Áp dụng và đổi mới cơng nghệ

Thực trạng tình hình cơng nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt những doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa hiền nay đang là vấn đề lo lắng nhất cho các nhà hoạch định chính sách, cho bản thân các doanh nghiệp khi lộ trình hội nhập WTO đang đến rất gần. Điều này khơng chỉ thể hiện ở trình độ máy móc thiết bị lạc hậu, trình độ cơ khí hóa, tự động hóa yếu kém mà cịn thể hiện ở việc doanh nghiệp khơng có khả năng đổi mới cơng nghệ và trình độ lao động sử dụng cơng nghệ thấp. Tính đến hết năm 2009, cả nước có khoảng 453.800 SMEs, chiếm khoảng 97% trong tổng số doanh nghiệp của Việt Nam 12. Một số cuộc khảo sát gần đây cho thấy, 80% SMEs sử dụng công nghệ lạc hậu từ 3-4 thế hệ so với thế giới. Đa số doanh nghiệp sử dụng công nghệ của những năm 80 của thế kỷ trước và năng lực để đầu tư đổi mới công nghệ rất hạn chế, 80 - 90% công nghệ nước ta sử dụng là công nghệ ngoại nhập. Bộ Khoa học và Cơng nghệ cho biết có 76% máy móc, dây chuyền cơng nghệ nhập thuộc thế hệ 1960 - 1970, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang. Tính chung cho các doanh nghiệp, mức độ thiết bị hiện đại chỉ có 10%, mức trung bình 38%, lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 52%. Đặc biệt ở khu vực sản xuất nhỏ, thiết bị ở mức lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 70%. Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư đổi mới cơng nghệ cũng ở mức thấp, tính ra chi phí chỉ khoảng 0,2 - 0,3% doanh thu, trong khi con số này ở Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc là 10% 13. Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Cơng nghệ thì năng lực đổi mới cơng nghệ là “loại năng lực yếu nhất” của các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo đánh giá của WEF thì chỉ số xếp hàng về trình độ cơng nghệ của Việt Nam là tương đối thấp và đang có chiều hướng đi xuống.

12 Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx? co_id=30066&cn_id=372691#tzSBZIoRZWL7

Bảng 2.3: Xếp hạng về công nghệ của Việt Nam năm 2008 - 2009Các tiêu chí xếp hạng Xếp hạng 2008 Các tiêu chí xếp hạng Xếp hạng 2008

(134 quốc gia)

Xếp hạng 2009 (133 quốc gia)

Mức độ tiên tiến của công nghệ 71 81

Luật pháp liên quan đến CNTT 72 70

Mức độ phổ biến của bằng sáng chế cơng

nghệ nước ngồi 121 112

Năng lực cải tiến công nghệ 41 33

Mức độ sử dụng internet trong doanh

nghiệp 96 65

Tính sẵn sàng của các nhà khoa học và kỹ

sư 51 62

Chi tiêu của doanh nghiệp vào R&D 42 27

Hợp tác với trường đại học trong việc

R&D 70 59

Chất lượng của các tổ chức nghiên cứu

khoa học 85 64

Nguồn: Global Information Technology Report 2008 – 2009, 2009 – 2010, WEF

Năm 2009, nhìn chung các chỉ số xếp hạng về cơng nghệ của Việt Nam đều có bước tiến mới, tuy nhiên về mức độ tân tiến của cơng nghệ thì lại tụt xuống.

Số doanh nghiệp tiến hành đổi mới cơng nghệ thời gian qua đã có phần cơng nghệ của nước ngoài và bắt chước thiết kế lại theo mẫu. Kết quả khảo sát đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp VN do Viện Nghiên cứu Kinh tế quản lý trung ương (CIEM) công bố cho thấy trong số các doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ, 56% doanh nghiệp chủ yếu mua cơng nghệ từ nguồn nước ngồi, 52% bắt chước theo mẫu. Chỉ 31% hợp tác với các cơ quan khoa học trong nước và 21% mua công nghệ từ nguồn trong nước 14. Thị trường công nghệ Việt Nam còn nhiều bất cập, 70% ý kiến các doanh nghiệp cho rằng luật lệ mua bán công nghệ

14 Trang web của Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Long: http://www.skhcn.vinhlong.gov.vn/Default.aspx? tabid=103&ctl=Detail&mid=464&ArticleID=ARTICLE10010245

không rõ ràng, nghiêm minh, 57,7% ý kiến khác cho biết: các doanh nghiệp không muốn mua tri thức công nghệ trong nước do chất lượng khơng đảm bảo, chi phí chuyển giao cao, cơng nghệ khơng ổn định 15.

Từ năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng Công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 - 2010 - Đề án 191” với mục tiêu lớn nhất là “đến hết năm 2010 có trên 50% doanh nghiệp ứng dụng Cơng nghệ thơng tin vào sản xuất kinh doanh”. Có thể nói, đây là một trong những hỗ trợ thiết thực nhất từ phía Nhà nước đối với các SMEs để tăng khả năng cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn bùng nổ Công nghệ thông tin như hiện nay. Tuy nhiên, đến nay, khi Đề án đã kết thúc, một cuộc điều tra về tình hình ứng dụng Cơng nghệ thơng tin của các SMEs được tiến hành và cho thấy những kết quả rất thất vọng khi hầu hết những kết quả tổng hợp được đều được dùng những từ như: thấp, yếu, chưa sẵn sàng… khi nói về mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp. Kết quả điều tra phần cứng cho thấy, độ nhiệt tình sẵn sàng vào ứng dụng Cơng nghệ thơng tin mà trước tiên là đầu tư thêm hoặc nâng cấp trang thiết bị của các doanh nghiệp chỉ ở mức trung bình thấp. Kết quả tổng hợp được cho thấy, có đến 81,87% số doanh nghiệp chưa hoặc khơng sử dụng dịch vụ Cơng nghệ thơng tin. Trong đó, có tới 45,42% khơng có nhu cầu nào về sử dụng dịch vụ Công nghệ thông tin, 36,43 % số doanh nghiệp được hỏi trả lời chung chung là sẽ sử dụng dịch vụ Công nghệ thông tin trong thời gian tới. Số doanh nghiệp thực sự đã sử dụng các dịch vụ Công nghệ thơng tin chỉ chiếm có 18,13% tổng số doanh nghiệp trả lời khảo sát. Cũng theo điều tra này, trên 80% số doanh nghiệp khơng có nhu cầu ứng dụng, hoặc sử dụng các phần mềm chun dùng, có tính chất khép kín trong tương lai. Đặc biệt, có tới 40,67% doanh nghiệp “chưa có thói quen sử dụng dịch vụ Cơng nghệ thơng tin” 16. Lý do được giải thích là vì chi phí tư vấn cao, quy mơ doanh nghiệp nhỏ, đầu tư ít nên khơng cần tư vấn; chưa tìm được đơn vị phù hợp…

15 Trang web của Bộ Tài chính: http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=612&ItemID=27303

Bên cạnh đó, dù đã có 77,87% doanh nghiệp kết nối internet bằng hình thức ADSL, nhưng gần 49% dùng để trao đổi email, chỉ có 10,22% dùng để quản lý đơn hàng, 8,67% dùng để quảng cáo tiếp thị, 19,15% dùng tìm kiếm thơng tin. Tỷ lệ doanh nghiệp dùng internet trong các dịch vụ ngân hàng, tài chính thấp ở mức đáng ngạc nhiên: chỉ có 5,21%. Và có tới, 73,70% chưa có website. Trong đó, số doanh nghiệp trả lời khơng cần đến website chiếm tới gần 28% 17. Viện Tin học doanh nghiệp đã nhận xét hoàn toàn xác đáng, rằng “việc sử dụng internet của doanh nghiệp chưa được tận dụng một cách tối đa, việc tìm kiếm thơng tin khơng được doanh nghiệp khai thác nhiều và E-banking còn đang được triển khai ở giai đoạn đầu trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, tài chính”. Giám đốc một doanh nghiệp nhỏ khẳng định: “Thực ra khơng q khó hiểu về những con số trên. Vì những doanh

nghiệp vừa và nhỏ như chúng tơi thường mang tính cá nhân và gia đình nhiều hơn. Với chúng tơi, đầu tư một, hai bộ máy tính là chuyện có thể, nhưng nếu địi hỏi lớn hơn, bài bản hơn thì lại là chuyện hồn tồn khác”.

Có rất nhiều nhân tố cản trở đến q trình đổi mới cơng nghệ của các doanh nghiệp đã được các chuyên gia chỉ ra. Hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng nhân tố tác động lớn nhất là thiếu vốn. Hiện nay năng lực tài chính của SMEs Việt Nam có hạn, vì thế việc đổi mới cơng nghệ đối với họ càng khó khăn hơn. Theo CIEM, thực tế hiện nay các doanh nghiệp, ngoại trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, đều gặp khó khăn về vốn và huy động vốn cho đầu tư sản xuất kinh doanh cũng như đổi mới cơng nghệ. Hơn nữa, quy trình xin hỗ trợ cho đổi mới công nghệ cịn phức tạp và kéo dài. Các chính sách, văn bản pháp luật hay văn bản hướng dẫn thực hiện liên quan đến các ưu đãi cho doanh nghiệp trong q trình đổi mới cơng nghệ chưa rõ ràng và đầy đủ, cộng với thái độ làm việc tiêu cực của một số cán bộ chức năng khiến quy trình xin hỗ trợ cho đổi mới công nghệ tốn kém nhiều thời gian của doanh nghiệp.

Thiếu thông tin công nghệ và thông tin thị trường là 2 trở ngại lớn với 70% doanh nghiệp trong việc đổi mới cơng nghệ. Một điều có thể nhận thấy ngay được là phần lớn cơng nghệ của ta tụt hậu ngay từ đầu, từ lúc mua sắm dây chuyền thiết

bị mới và nguyên nhân chủ yếu là do thiếu thông tin nên không biết công nghệ nào

Một phần của tài liệu Thực trạng quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)