Quan điểm phát triển chung

Một phần của tài liệu Thực trạng quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam (Trang 75 - 78)

3.1. Phương hướng phát triển SMEs Việt Nam trong tương lai

3.1.1. Quan điểm phát triển chung

Quan điểm của Chính phủ về phát triển SMEs nằm trong quan điểm chung về phát triển kinh tế đất nước: đó là tiếp tục thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và công dân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Nhà nước thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư nhân, hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường, tăng cường hiệu lực của các cơng cụ, chính sách kinh tế vĩ mơ nhằm trợ giúp cho các doanh nghiệp phát triển.

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 với mục tiêu tăng gấp đôi GDP so với năm 2000.

"Nền kinh tế nước ta phải phát triển với tốc độ cao đi đôi với việc giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội và đảm bảo vững chắc về an ninh quốc phòng, phát triển tất cả các vùng kinh tế, từng bước vượt qua tình trạng kém phát triển, cải thiện mức sống của nhân dân, đẩy nhanh tốc độ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao tích lũy nội bộ, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại". Như vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh vẫn được coi là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm nay.

Dự thảo đầu tiên về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2011 – 2015 cũng đã được cơng bố trong năm 2009. Theo đó, kế hoạch được xây dựng trên các trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường với mục tiêu tăng trưởng bình quân 7 – 8%/năm. Dự thảo sẽ còn tiếp tục được đưa ra tham vấn cho đến khi hoàn thiện. Nội dung Kế hoạch phát triển này sẽ được đưa vào Báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI vào tháng 1/2011.

Để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015 đã đặt ra, chính phủ Việt Nam đã coi phát triển SMEs là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược

phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Phát triển SMEs sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập và giải quyết vấn đề lao động, phúc lợi xã hội cho nhân dân, từ đó góp phần vào sự ổn định chính trị xã hội của đất nước.

Một trong những vai trò quan trọng của nhà nước trong thời gian tới là đề ra các chính sách phát triển SMEs sao cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế chung của đất nước và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để làm được điều đó, các nhà hoạch định chính sách cũng cần nhận thức rõ vai trò quan trọng của SMEs trong nền kinh tế quốc dân từ đó có các chính sách giúp SMEs phát huy các vai trị của mình đóng góp cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Chính phủ vừa có thể sử dụng các tập đồn kinh tế lớn và một số doanh nghiệp có quy mơ vừa để thực hiện vai trị điều tiết nền kinh tế và phục vụ các nhu cầu cơng cộng vừa phát triển SMEs vì những mục tiêu kinh tế cơ bản nhằm khai thác tốt các nguồn lực hiện có và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, chính sách điều tiết vĩ mơ khuyến khích phát triển SMEs cần phải tạo được môi trường thuận lợi cho SMEs phát triển. Mơi trường kinh doanh có thuận lợi thì các chủ doanh nghiệp mới thực sự yên tâm đầu tư vốn vào sản xuất, kinh doanh, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ và hoạch định chiến lược phát triển lâu dài, qua đó mới khắc phục được tâm lý làm ăn tạm thời theo kiểu chụp giật, đánh quả, làm cho nền kinh tế phát triển thiếu cân đối.

Hiện nay, SMEs còn thiếu kinh nghiệm thương trường, sức ỳ còn lớn, tâm lý chụp giật còn phổ biến, chưa chú ý nhiều đến chiến lược kinh doanh lâu dài. Trong bối cảnh đó, phát triển SMEs sẽ tạo điều kiện cho một đội ngũ doanh nhân Việt Nam ra đời, tạo tiền đề về yếu tố con người cho các giai đoạn phát triển kinh tế tiếp theo. Bên cạnh đó, phát triển SMEs sẽ khuyến khích và tăng cường cạnh tranh ngay trên thị trường trong nước, làm cho nền kinh tế năng động hơn. Điều đó địi hỏi doanh nghiệp phải vươn lên không ngừng bằng chất lượng và hiệu quả để nâng cao sức cạnh tranh của mình.

SMEs có ưu thế rất lớn là tạo được nhiều công ăn việc làm. Điều này hết sức quan trọng đối với một nước đang phát triển có tiềm năng về lao động nhưng tình

trạng thất nghiệp lại là một gánh nặng xã hội như Việt Nam. Phát triển SMEs vừa góp phần thu hút thêm lao động, góp phần sử dụng tốt hơn nguồn lực sẵn có của nền kinh tế , giảm sức ép về việc làm, vừa tăng thêm thu nhập để cải thiện đời sống cho người lao động, tạo tiền đề tích lũy cho các giai đoạn phát triển sau.

Ngồi ra, phát triển SMEs cịn tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư tự huy động vốn vào kinh doanh. Đây cũng là biện pháp góp phần làm tăng tỷ lệ tích lũy của nền kinh tế để đạt được mục tiêu tăng trưởng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Do đó, chiến lược phát triển SMEs là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, Nhật Bản hay một số nước khác đã được đề cập ở Chương 1, sự thống nhất về mục tiêu giữa chiến lược phát triển SMEs và chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung là một trong các yếu tố cực kỳ quan trọng để phát huy các tiềm lực kinh tế của đất nước.

Mục tiêu của Chính phủ là đến năm 2010, Việt Nam cần phải có 500.000 doanh nghiệp. Và như vậy, với tỉ lệ khoảng 96% tổng số các doanh nghiệp là SMEs thì khi đó Việt Nam sẽ có khoảng 480.000 SMEs. Để đạt được mục tiêu này, không những tiếp tục cần sự nỗ lực về phía Chính phủ trong việc tạo lập một mơi trường thể chế ngày càng thông thống, cởi mở và minh bạch hơn, mà cịn địi hỏi sự nỗ lực tích cực của các hiệp hội, các doanh nghiệp, của các phương tiện thông tin đại chúng và của mọi người dân trong việc thay đổi quan điểm về doanh nghiệp, về doanh nhân và tham gia tích cực vào thị trường.

Như vậy, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung vào phát triển mạnh về số lượng các SMEs dựa trên nền tảng khuyến khích mọi người dân thành lập doanh nghiệp và khuyến khích các hộ kinh doanh cá thể chuyển lên hoạt động dưới dạng công ty theo Luật doanh nghiệp. Song song với việc phát triển mạnh về số lượng là tăng cường hiệu lực của hệ thống luật pháp kinh doanh, xây dựng hệ thống cơ quan hỗ trợ SMEs từ trung ương tới địa phương thông qua việc xã hội hoá hoạt động hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đầu tư chiều sâu, kinh doanh lành mạnh, có hiệu quả và minh bạch hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)