Cơ hội và thách thức trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Thực trạng quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam (Trang 73 - 75)

2.4. Đánh giá tình hình quốc tế hóa của SMEs của Việt Nam

2.4.4. Cơ hội và thách thức trong thời gian tới

Trong hơn hai thập kỷ mở cửa nền kinh tế vừa qua, nhà nước cùng với các doanh nghiệp đã cũng nhau đối mặt với những thách thức của q trình quốc tế hóa, và cũng đã tận dụng được những cơ hội mà quá trình này mang lại để đạt được những kết quả đáng ghi nhận như trên. Song, con đường tiến ra với nền kinh tế thế giới còn dài với những cơ hội và thách thức khác dành cho các doanh nghiệp.

Cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO, thị trường Việt Nam cũng mang tính quốc tế nhiều hơn. Như vậy, SMEs Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Tính cạnh tranh của thị trường Việt Nam sẽ gay gắt hơn trước. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội đối với

SMEs Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội cọ xát, cạnh tranh với hàng hóa của các doanh nghiệp ngồi nước trong thị trường nội địa. Đó là một điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam thích nghi dần với mơi trường cạnh tranh thế giới. Đồng thời sự đa dạng của hàng hóa quốc tế sẽ là động lực tốt thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam phát huy tính sáng tạo, đa dạng hóa sản phẩm của mình, tạo tiền đề để sẵn sàng bước ra với thị trường lớn nhất nhưng cũng khó tính nhất, thị trường quốc tế.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nắm được những cơ hội đổi mới công nghệ, học tập những công nghệ tân tiến, những kiến thức và kinh nghiệm kinh tế cũng như kỹ thuật mà q trình quốc tế hóa mang lại, từ đó có thể tự mình sáng tạo ra những cơng nghệ kỹ thuật cũng như đúc rút kinh nghiệm cho riêng mình. Như vậy, các doanh nghiệp vừa có thể đổi mới cơng nghệ, vừa nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực của mình.

Để giải quyết vấn đề vốn, SMEs Việt Nam cần nắm bắt được những cơ hội tiếp cận các nguồn tín dụng nước ngồi như các ngân hàng hay tổ chức hỗ trợ SMEs… Đây là vấn đề mấu chốt, giúp SMEs giải quyết được những khó khăn khác.

Tuy nhiên, để tận dụng được những cơ hội này, SMEs cũng cần phải vượt qua những thách thức đi kèm với chúng. Đó là tính cạnh tranh khốc liệt hơn của thị trường, là tư duy ì ạch trong việc đổi mới công nghệ của một số doanh nghiệp, thủ tục hành chính phiền hà trong việc vay vốn hay xin hỗ trợ công nghệ, khuôn khổ pháp lý đang hồn chỉnh, chưa hồn tồn phù hợp với thơng lệ quốc tế.

SMEs Việt Nam sẽ cần phải nỗ lực hơn nữa để nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức mà q trình quốc tế hóa mang lại trong thời gian trước mắt.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

GIÚP CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM THỰC HIỆN QUỐC TẾ HÓA

Một phần của tài liệu Thực trạng quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)