Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2008

Một phần của tài liệu Thực trạng quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam (Trang 54 - 57)

Nguồn vốn Tỷ lệ (%)

Vốn tự có 36,25

Vốn vay ngân hàng 45,31

Vốn khác 18,44

Nguồn: Báo cáo NHNN, 2008

Trong cơ cấu vốn của SMEs thì tỷ trọng vốn vay ngân hàng lên đến trên 45%, điều này cho thấy vốn tín dụng ngân hàng giữ một vai trò quan trọng đổi với SMEs. Trong những năm gần đây, tình hình tiếp cận vốn của SMEs được cải thiện đáng kể song vẫn tồn tại một thực tế là các doanh nghiệp nhà nước vẫn được các ngân hàng quốc doanh ưu ái hơn. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng tín dụng dành cho khối SMEs trong những năm gần đây cũng đã cho thấy những tín hiệu khả quan: năm 2003 là 37,1%, năm 2004 là 20,18% và năm 2005 là 22% 9.

Tuy nhiên, trong một điều tra về thực trạng SMEs do Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch Đầu tư) công bố mới đây lại cho thấy chỉ có 32,38% số doanh nghiệp cho biết có khả năng tiếp cận được các nguồn vốn Nhà nước (chủ yếu là từ các ngân hàng thương mại), 35,24% doanh nghiệp khó tiếp cận và 32,38% số doanh nghiệp không tiếp cận được 10.

Năm 2008, tập trung số liệu từ 6 ngân hàng thương mại Nhà nước, 31 ngân hàng thương mại cổ phần và 33 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh, Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước vừa phổ biến báo cáo, theo đó các ngân hàng chỉ cịn quan hệ tín dụng với khoảng 163.000 doanh nghiệp, trong khi tính đến

8 Tổng cục Thống kê, “Niên giám thống kê năm 2007”, NXB Thống kê.

9 Trang web chính thức của Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh: http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp?idcha=2657&cap=3&id=3191

cuối năm 2008 Việt Nam có khoảng xấp xỉ 350.000 doanh nghiệp, tức là các ngân hàng chỉ quan hệ tín dụng với chưa đến 50% tổng số doanh nghiệp của cả nước 11.

Lý do chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của các doanh nghiệp vẫn là các thủ tục về thế chấp phiền hà, cách xác định giá trị thế chấp để vay vốn không thực sự hợp lý. Đây là những vấn đề đã tồn đọng từ rất nhiều năm nay, tuy nhiên việc giải quyết triệt để hiện vẫn chưa được thực hiện. Có những ý kiến cho rằng vấn đề này xuất phát từ cả hai phía: ngân hàng và doanh nghiệp. Nghiên cứu của VCCI đã chỉ ra rằng, bản thân các doanh nghiệp cũng cần nỗ lực hơn trong việc thực hiện tính minh bạch, cơng khai về tài chính. Các hiện tượng gian lận thương mại, gian lận trong kinh doanh làm giảm uy tín của các doanh nghiệp đối với ngân hàng vì vậy lại càng làm cho các thủ tục phức tạp hơn, ảnh hưởng đến tình hình hoạt động chung của hệ thống ngân hàng và quan hệ giữa ngân hàng với doanh nghiệp. Hơn nữa, hầu hết các SMEs đều có trình độ quản lý điều hành yếu, cơng nghệ lạc hậu, thiếu nguồn nhân lực, nguồn vốn tự có thấp (quy mơ đa số là dưới 5 tỷ đồng), hạn chế trong quá trình lập dự án và phương án sản xuất kinh doanh. Hệ thống giám sát chặt chẽ hơn với các chế tài hợp lý sẽ là điều cần được thực hiện tốt hơn trong thời gian tốt. Bên cạnh đó, việc tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục cho vay, nâng cao năng lực thẩm định của cán bộ ngân hàng cũng cần được đẩy mạnh.

Năm 2009, thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn vay phục vụ sản xuất kinh doanh, Ngân hàng Á Châu ACB cũng đã ký thỏa thuận hợp tác với ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) để triển khai chương trình cho vay đối với các doanh nghiệp có bảo lãnh vay vốn của VDB. Theo đó các doanh nghiệp vay vốn tại ACB khơng cần phải có tài sản thế chấp mà vẫn được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất theo chương trình cho vay kích cầu và ưu đãi lãi suất đặc biệt tại ACB. Đây là một bước tiến mới trong việc trợ giúp SMEs tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn vốn tín dụng.

11 TS. Vương Đức Hoàng Quân, ThS. Trương Minh Chương, 2007, “Năng lực quản lý và sự phát triển bền

vững của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tài chính”:

2.3.1.2. Áp dụng và đổi mới cơng nghệ

Thực trạng tình hình cơng nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt những doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa hiền nay đang là vấn đề lo lắng nhất cho các nhà hoạch định chính sách, cho bản thân các doanh nghiệp khi lộ trình hội nhập WTO đang đến rất gần. Điều này khơng chỉ thể hiện ở trình độ máy móc thiết bị lạc hậu, trình độ cơ khí hóa, tự động hóa yếu kém mà cịn thể hiện ở việc doanh nghiệp khơng có khả năng đổi mới cơng nghệ và trình độ lao động sử dụng cơng nghệ thấp. Tính đến hết năm 2009, cả nước có khoảng 453.800 SMEs, chiếm khoảng 97% trong tổng số doanh nghiệp của Việt Nam 12. Một số cuộc khảo sát gần đây cho thấy, 80% SMEs sử dụng công nghệ lạc hậu từ 3-4 thế hệ so với thế giới. Đa số doanh nghiệp sử dụng công nghệ của những năm 80 của thế kỷ trước và năng lực để đầu tư đổi mới công nghệ rất hạn chế, 80 - 90% công nghệ nước ta sử dụng là công nghệ ngoại nhập. Bộ Khoa học và Cơng nghệ cho biết có 76% máy móc, dây chuyền cơng nghệ nhập thuộc thế hệ 1960 - 1970, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang. Tính chung cho các doanh nghiệp, mức độ thiết bị hiện đại chỉ có 10%, mức trung bình 38%, lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 52%. Đặc biệt ở khu vực sản xuất nhỏ, thiết bị ở mức lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 70%. Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư đổi mới cơng nghệ cũng ở mức thấp, tính ra chi phí chỉ khoảng 0,2 - 0,3% doanh thu, trong khi con số này ở Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc là 10% 13. Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Cơng nghệ thì năng lực đổi mới cơng nghệ là “loại năng lực yếu nhất” của các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo đánh giá của WEF thì chỉ số xếp hàng về trình độ cơng nghệ của Việt Nam là tương đối thấp và đang có chiều hướng đi xuống.

12 Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx? co_id=30066&cn_id=372691#tzSBZIoRZWL7

Bảng 2.3: Xếp hạng về công nghệ của Việt Nam năm 2008 - 2009Các tiêu chí xếp hạng Xếp hạng 2008

Một phần của tài liệu Thực trạng quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)