3.1. Phương hướng phát triển SMEs Việt Nam trong tương lai
3.1.2. Phương hướng phát triển
* Lựa chọn các ngành SMEs có lợi thế để phát triển
Trong điều kiện các nguồn lực đất nước cịn hạn chế, các doanh nghiệp khơng thể đầu tư một cách tràn lan. Hơn nữa, mỗi một nước, một quốc gia chỉ có thế mạnh trong một số ngành nhất định. Để giúp các SMEs trở nên năng động, nhanh chóng thích nghi với q trình hội nhập kinh tế quốc tế, trước hết Chính phủ cần định hướng cho SMEs lựa chọn phát triển trên một số ngành là thế mạnh của Việt Nam, nâng cao tính cạnh tranh của các ngành hàng thay vì đặt mục tiêu cụ thể cho từng sản phẩm riêng lẻ.
Căn cứ vào lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, căn cứ vào trình độ phát triển về công nghệ, khoa học kỹ thuật, thực tế lực lượng lao động, cũng như chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến năm 2010, các nhóm ngành có lợi thế của Việt Nam bao gồm:
- Nhóm ngành thủ cơng mỹ nghệ truyền thống: ngành này thời gian qua đã có
những thay đổi mạnh mẽ, các giá trị cơng nghiệp và văn hố đã hình thành. Tuy nhiên do góc độ truyền thống và văn hố, sự hội nhập của nhóm ngành này cịn hạn chế bởi tính chất manh mún, quy mơ nhỏ, khác biệt văn hố, nên thị trường xuất khẩu rất khó khăn, địi hỏi phải tìm được những phân đoạn thị trường ngách. Nhóm ngành này cịn gặp khó khăn bởi sự khác biệt về mặt văn hoá của thị trường các nước xuất khẩu.
- Nhóm ngành gia cơng, chế biến, lắp ráp: nhóm ngành này hiện đang chiếm tỷ
trọng giá trị khá lớn. Nhóm ngành này mặc dù mang lại ý nghĩa xã hội trong việc tạo ra nhiều làm việc song giá trị thụ hưởng chủ yếu mới chỉ dừng lại ở giá trị gia cơng. Từ đó, tác dụng tích luỹ, thúc đẩy nền kinh tế cịn hạn chế, đặc biệt sẽ chịu nhiều rủi ro của các biến động tiền tệ của khu vực và quốc tế, mà trước hết là các nước xuất khẩu mục tiêu.
- Nhóm ngành khai thác và sản xuất sản phẩm thơ như khống sản, hải sản, lâm sản: Trong những năm qua, sự quốc tế hóa của nền kinh tế nước ta nói chung,
SMEs nói riêng vẫn dựa rất lớn vào nhóm ngành này - đây là thực trạng cần được đánh giá và điều chỉnh để hình thành chiến lược cơ cấu ngành đảm bảo hiệu quả cao
của quá trình hội nhập. Việc tham gia hội nhập bằng tài nguyên khai thác một mặt đạt hiệu quả kinh tế xã hội thấp, mặt khác còn làm cho nguồn tài nguyên, nhất là tài nguyên không tái tạo bị suy kiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân bằng sinh thái.
* Ưu tiên phát triển SMEs ở khu vực nông thôn
Đẩy mạnh phát triển SMEs khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa là một trong những biện pháp quan trọng để cơng nghiệp hố nơng thơn, giúp khu vực nơng thơn tham gia có hiệu quả hơn vào q trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, phát triển SMEs là một mơ hình thích hợp nhất để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Sở dĩ như vậy là vì, hiện nay phần lớn dân số Việt Nam sống ở nơng thơn. Q trình phát triển những năm qua đã tạo ra sự chênh lệch nhất định về thu nhập nói riêng và về trình độ phát triển nói chung giữa thành thị và nơng thơn, nguồn nhân lực dồi dào ở nông thôn chưa được sử dụng tốt cho phát triển kinh tế, điều này đã và đang dẫn đến sức ép di cư vào các trung tâm công nghiệp và đô thị lớn, dễ gây nên những biến động lớn trong xã hội.
Kinh nghiệm ở nhiều nước châu Á cho thấy đối với các nước đơng dân thì chiến lược phát triển đi từ công nghiệp nơng thơn là khơn ngoan và có hiệu quả. Tập trung phát triển khu vực nông thôn sẽ làm tăng thu nhập của phần lớn dân cư, giảm thiểu nhu cầu di cư vào các thành phố và trung tâm công nghiệp, tạo sự ổn định xã hội. Thu nhập dân cư nông thôn tăng lên làm tăng sức mua của xã hội. Đó là yếu tố kích thích sản xuất khơng chỉ đối với kinh tế nơng thơn mà cịn đối với cả kinh tế thành thị. Điều đó sẽ làm tăng mối liên kết giữa thành thị và nơng thơn, góp phần làm giảm chênh lệch về trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn. Phát triển SMEs trong lĩnh vực lưu thơng hàng hóa ở nơng thơn sẽ góp phần thúc đẩy thị trường hàng hóa ở nơng thơn phát triển và sử dụng được nguồn lao động dồi dào trong khu vực nông thôn. Hệ thống phân phối rộng rãi sẽ khuyến khích tiêu thụ hàng hóa nội địa qua đó tác động trở lại kích thích sản xuất phát triển.
Ngồi ra cịn có một số lý do khác như nơng thơn có sẵn nguồn ngun liệu tại chỗ phong phú tạo thuận lợi để phát triển các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, nhất là cho các ngành chế biến lương thực, thực phẩm. Hiện nay, công nghiệp nơng thơn Việt Nam có thể phát triển ở một số ngành và một số sản phẩm đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng tại chỗ như chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, các sản phẩm kim loại; Cơ khí sửa chữa phục vụ sản xuất và đời sống; May mặc, sản phẩm mây tre, thủ công mỹ nghệ cũng như các ngành nghề truyền thống khác như thêu ren, đồ đá…
* Phát triển SMEs thông qua phát triển thầu phụ công nghiệp và các ngành công nghiệp phụ trợ
SMEs và doanh nghiệp lớn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình phát triển kinh tế của một nước, nó hỗ trợ đắc lực cho nhau trong sản xuất kinh doanh. Vì vậy khi ban hành các chính sách khuyến khích SMEs phát triển, chính phủ cần xác định những doanh nghiệp lớn phát triển là "hạt nhân" đứng vị trí trung tâm, SMEs là những "vệ tinh" đứng xung quanh, là những nhà thầu phụ cung cấp một số đầu vào cho các doanh nghiệp lớn. Đó là cơ sở ban đầu để hình thành các tập đồn kinh tế lớn, có đủ sức cạnh tranh trên các thị trường, có khả năng đáp ứng nhu cầu của vùng về một số loại hàng hóa nhất định.
Việc thúc đẩy phát triển thầu phụ công nghiệp và phát triển các ngành cơng nghiệp phụ trợ cũng chính là tạo quan hệ tốt giữa các doanh nghiệp lớn và các SMEs. Cần có các chính sách tạo ra mơi trường cho sự liên kết, hợp tác kinh doanh đó, khuyến khích các doanh nghiệp lớn hình thành hệ thống vệ tinh bao gồm cả những mối liên kết ngang, liên kết dọc trong quá trình sản xuất hay trong bao tiêu sản phẩm, cung ứng vật tư máy móc, thiết bị… Mối liên hệ đó thể hiện sự phân cơng chun mơn hóa giữa SMEs và doanh nghiệp lớn sao cho hiệu quả; đó là (1) SMEs vừa tạo đầu vào vừa góp phần tiêu thụ đầu ra của doanh nghiệp lớn; (2) doanh nghiệp lớn hỗ trợ SMEs để tạo tay nghề, trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý; (3) giao thầu lại cho SMEs những phần việc mà doanh nghiệp lớn ký kết với Nhà nước trong các hợp đồng lớn hoặc trong một số trường hợp cho phép SMEs tư nhân cùng hợp tác với doanh nghiệp lớn để đấu thầu các cơng trình lớn của nhà nước.