Cấu hình khảo sát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo và khảo sát một số tính chất cấu trúc, quang - điện của vật liệu tổ hợp hệ hạt nano AuTiO2 nhằm nâng cao hiệu suất pin mặt trời plasmonics (Trang 108)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM CHẾ TẠO VẬT LIỆU

3.4. Nghiên cứu đặc tính quangđiện hố của màng Au/TiO2

3.4.1. Cấu hình khảo sát

Phép đo điện hóa được thực hiện bởi thiết bị BioLogic SP150 potentiostat ở nhiệt độ phòng. Một hệ điện hóa được sử dụng với cấu hình ba điện cực ở đó điện cực Au/TiO2 là điện cực làm việc, một dây Pt làm điện cực đối và một điện cực Ag/AgCl (trong KCl 3M) làm điện cực tham chiếu. Chất điện phân được sử dụng là dung dịch đệm photphat Kpi (hỗn hợp của KH2PO4 và K2HPO4 để có pH= 7). Mật độ dòng quang của photoanode Au/TiO2 được thu trong khoảng từ − 0,5 đến 1 V so với Ag/AgCl ở tốc độ quét 10 mV s-1 dưới ánh sáng mặt trời mô phỏng AM 1,5 G

(100 mW cm-2). Các mức điện thế thu thập được trong cơng trình này được tham chiếu đến điện cực hydro thuận nghịch (RHE) bằng phương trình Nernst. Một số quá trình quang điện hố được minh hoạ trong Hình 3.29.

Hình 3.29. Giản đồ minh hoạ một số q trình quang điện hố trong phép đo khảo

sát cấu hình đã chế tạo ra trong luận án.

3.4.2. Ảnh hưởng của mơi trường ủ đến đặc tính quang – điện – hóa của

màng

- Phổ quét thế tuyến tính

Hình 3.30 (a và b) cho thấy các đặc điểm quang điện hóa (PEC) của các điện

cực quang được khảo sát với mức chiếu sáng AM 1,5 G trong dung dịch điện phân Kpi. Trong đó, Air-TO và Vac-TO lần lượt là các màng TiO2 được ủ trong các mơi trường khơng khí và chân khơng cịn Air-AuTO và Vac-AuTO lần lượt là các màng Au(40%)/TiO2 ủ trong các mơi trường tương tự. Như được thấy trong Hình 3.30 (a), dòng quang cực đại của photoanode Vac-TO đã tăng gấp 1,71 lần so với photoanode Air-TO. Vì TiO2 thường là chất bán dẫn loại n do sự đóng góp của các OV, sự gia tăng dịng quang điện của photanode dùng mẫu Vac-TO có thể là do việc tăng các OV được tạo ra bởi q trình ủ trong chân khơng. Tuy nhiên, cách giải thích này không thể được sử dụng cho trường hợp dùng cấu hình Au/TiO2 làm photoanode, trong đó q trình ủ chân khơng làm giảm dòng quang tối đa của photoanode Vac- AuTO (khoảng 1,9 lần) so với photoanode Air-AuTO, như đã thấy trong Hình 3.30

(b). Mặc dù AuNP thường được biết đến là nguồn điện tử có thể đóng góp các điện

hạt nano Au trong các quang điện cực Au/TiO2 dường như phụ thuộc nhiều vào điều kiện của TiO2.

Hình 3.30. Phổ qt thế tuyến tính thu được từ điện cực TiO2 (a) và điện cực

Au/TiO2 (b) được ủ trong khơng khí (vạch đỏ) và chân không (vạch xanh) trong 90 phút; So sánh thế khởi phát (so với RHE) của các quang điện cực (c).

Điện thế khởi phát (VOC - onset potentials) của các quang điện cực được trình bày trong Hình 3.30 (c) cũng cho thấy một tính chất bất thường. Thơng thường, việc nâng cao nồng độ hạt tải cũng như nồng độ OV có khả năng làm tăng mức Fermi của TiO2 và do đó làm tăng thế khởi phát của các quang tử TiO2. Tuy nhiên, các kết quả đo được trong hình cho thấy một hành vi ngược lại khi các photoanode được ủ trong chân không cho thấy các giá trị điện thế khởi phát thấp hơn so với các photoanode được ủ trong khơng khí. Các kết quả tương tự cũng đã được thể hiện gần đây trong một số báo cáo [162], [163]. Ở đây, chúng tơi tin rằng hiện tượng này có thể được giải thích bằng đặc tính ghim (pinning behavior) mức Fermi ở bề mặt TiO2 [164], [165]. Đặc biệt, khi nồng độ hạt tải đủ lớn, sự thay đổi nồng độ của hạt tải sẽ không làm cho mức Fermi tăng nữa, mà thay vào đó làm thay đổi mạnh mẽ sự phân bố lưỡng cực trong lớp Helmholtz tại mặt phân cách quang điện tử. Kết quả là, các mức năng

lượng của vật liệu TiO2 sau đó sẽ được hạ xuống so với thế oxy hóa khử của dung dịch khi nồng độ hạt tải bề mặt tăng lên. Mặc dù hiện tượng này có vẻ mâu thuẫn với sự thay đổi chiều cao rào thế Schottky, sự tồn tại cùng lúc của việc ghim mức Fermi một phần và sự thay đổi chiều cao của rào thế trên thực tế vẫn hiện diện tại các tiếp giáp kim loại - bán dẫn [166], [167]. Sự tồn tại chung này có thể giải thích thỏa đáng cho việc nâng cao hiệu suất cũng như sự giảm điện thế khởi phát của điện cực Vac- TO so với điện cực Air-TO.

Khi Au tiếp xúc với TiO2, một rào thế Schottky sẽ được hình thành ở giao diện do sự khác biệt về mức Fermi giữa hai vật liệu. Các tính tốn từ lí thuyết hàm mật độ (DFT) gần đây được thực hiện bởi A. Hellman và các đồng tác giả trên tiếp xúc Au/(TiO2 pha tạp Nb) cho thấy rằng chiều cao của rào thế Schottky có thể được nâng lên đáng kể bằng cách tăng nồng độ hạt tải [168]. Vì rào thế này có xu hướng ngăn cản sự di chuyển của các electron nóng từ Au sang TiO2, nên có thể tin rằng rào thế Schottky là nguyên nhân chính làm giảm hiệu suất quang điện của quang điện cực Vac-AuTO. Giải thích về ảnh hưởng của các vị trí khuyết oxy đối với hiệu suất PEC của các quang tử Au/TiO2 được trình bày trong Hình 3.29. Trong điều kiện ủ trong khơng khí, nồng độ OV thấp tạo ra chiều cao rào thế Schottky thấp và do đó các điện tử nóng có thể dễ dàng chuyển từ Au sang TiO2. Sự đóng góp từ các electron này làm tăng cường dòng quang điện từ điện cực Air-AuTO đến catốt Pt. Khi photoanode được ủ trong chân không, nồng độ OV cao gần bề mặt TiO2 làm tăng đáng kể chiều cao rào thế Schottky. Các electron nóng bây giờ bị chặn trong các hạt Au và khơng thể chuyển sang các hạt TiO2 để góp phần tạo ra dịng quang điện hóa. Kết quả là, hiệu suất quang điện của photoanode Vac-AuTO đã giảm đáng kể so với photoanode Air-AuTO. So với mẫu Vac-TO, sự giảm hiệu suất quang điện của mẫu Vac-AuTO có thể được giải thích là do các hạt nano Au bắt giữ các điện tử bị kích thích, như được quan sát qua phổ huỳnh quang. Cũng cần lưu ý rằng sự gia tăng kích thước hạt Au do q trình ủ, như quan sát thấy trong ảnh TEM, sẽ làm tăng tán xạ ánh sáng và có thể dẫn đến giảm hiệu suất quang điện của các quang tử Au/TO2.

Hình 3.31. Phổ trở tổng trở điện hóa của các điện cực khơng có (a) và có (b) chiếu

sáng bằng năng lượng mặt trời. Mạch điện tương đương được đưa ra để giải thích đặc tính trở kháng của các điện cực (c).

Các phép đo tổng trở điện hóa được thực hiện để hiểu thêm về ảnh hưởng của q trình ủ và sự có mặt của các hạt nano Au đối với các hoạt động quang điện của các quang điện cực. Các phép đo được thực hiện trong dung dịch điện phân Kpi và kết quả trở kháng khi có và khơng có chiếu sáng bức xạ mặt trời lần lượt được trình bày trong Hình 3.31 (a) và (b) với sơ đồ mạch điện tương đương được hiển thị trong

Hình 3.31 (c), trong đó thành phần R1/CPE1 đại diện cho trở kháng của lớp FTO và

dung dịch điện phân, thành phần R2/CPE2 cân bằng phản ứng của vật liệu rời và thành phần R3/CPE3 đặc trưng cho sự có mặt của Au cũng như phản ứng bề mặt của TiO2. Đặc tính bắt giữ điện tử của các hạt Au dẫn đến sự gia tăng của điện trở bề mặt của điện cực Au/TiO2 so với điện cực TiO2. Giá trị điện dung CPE3 cao của mẫu Vac-TO cũng tiết lộ rằng các OV được tạo ra bởi q trình ủ trong chân khơng chủ yếu tập trung trên bề mặt của các hạt nano TiO2. Trong trường hợp của mẫu Vac-AuTO, các giá trị cao của điện trở khối (R2) và điện trở bề mặt (R3) phù hợp với chiều cao rào thế cao của nó ở mặt phân cách Au/TiO2 dẫn đến hiệu suất chuyển đổi quang học của mẫu thấp.

Bảng 3.2. So sánh các giá trị fit được của các phần tử trong mạch tương đương đối

với các điện cực khác nhau.

R1 (Ohm) CPE1 (µF) R2 (Ohm) CPE2 (µF) R3 (Ohm) CPE3 (µF)

Không được chiếu sáng

Air-TO 251 0,0046 376955 9,2 2404 713,1 Vac-TO 238 0,0046 352698 8,8 2174 3837,0 Air-AuTO 258 0,0081 330130 5,2 44476 10,0 Vac-AuTO 218 0,0081 316574 9,1 47810 9,6 Được chiếu sáng Air-TO 236 0,0031 2190 56,1 244 910,5 Vac-TO 240 0,0032 2022 47,1 232 22404,7 Air-AuTO 233 0,0063 1759 18,5 452 156,7 Vac-AuTO 210 0,0063 2581 30,0 639 345,3

3.4.3. Sự tăng cường hiệu suất chuyển đổi quang điện bởi các hạt nano Au

Trên Hình 3.32 (a) và (b) lần lượt là phổ quét thế tuyến tính và hiệu suất chuyển

đổi quang điện của các điện cực TiO2 (màu đỏ) và Au/TiO2 (màu xanh). Các điện cực này được chế tạo trong những điều kiện tương tự nhau và được ủ trong mơi trường khơng khí tại nhiệt độ 450 oC trong 90 phút. Nồng độ Au (trong mẫu Au/TiO2) là 40 % về khối lượng.

Từ Hình 3.32 (a) có thể thấy rằng mật độ dòng tối đa đạt được đối với điện cực Au/TiO2 là khoảng 0,36 mA/cm2, lớn hơn đáng kể khi so với mật độ dòng tối đa đạt được của mẫu TiO2 (khoảng 0,21 mA/cm2). Sự tăng cường mật độ dòng quang điện đối với các điện cực có sự có mặt của các hạt nano Au thể hiện đặc tính truyền năng lượng cộng hưởng plasmonics từ các hạt nano Au sang TiO2 qua một số cơ chế như đã được trình bày trong chương 1 của luận án. Với cấu hình như mẫu nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi cho rằng ở đây cơ chế truyền năng lượng do bởi sự tăng cường trường gần bởi các hạt nano Au và cơ chế phun hạt tải trực tiếp từ Au sang TiO2 cùng đóng góp vào sự tăng cường dịng quang điện này. Hình 3.32 (b) là đường mơ tả hiệu suất chuyển đổi quang điện của các điện cực Au/TiO2 (hiệu suất cực đại là 0,17 %) và TiO2 (hiệu suất cực đại là 0,15 %). Hiệu suất được tăng cường của mẫu có Au khi so sánh với mẫu khơng có Au là khoảng 13,3 % (tăng từ 0,15 % lên 0,17 %). Các mức hiệu suất đo được và sự tăng cường hiệu suất đối với mẫu có Au là chưa

cao (nằm ở mức trung bình so với các công bố đã đề cập trong chương 1 của luận án). Trong thời gian tới chúng tôi sẽ cải tiến cấu hình PMT cũng như thay đổi một số phương pháp chế tạo (đặc biệt là lớp dẫn điện tử TiO2) để nhằm nâng cao hơn nữa hiệu suất chuyển đổi quang - điện trên hệ vật liệu Au/TiO2.

Hình 3.32. Phổ quét thế tuyến tính (a) và Hiệu suất chuyển đổi quang – điện của các

màng TiO2 và Au/TiO2.

Kết luận chương 3

Trong chương này, phần kết quả chính của luận án liên quan đến việc chế tạo và khảo sát một số tính chất của vật liệu TiO2 và Au/TiO2 đã được trình bày. Một số kết luận có thể rút ra như sau:

- Màng TiO2 được chế tạo có chiều dày khoảng 700 – 1400 nm, với cấu trúc chủ yếu là pha anatase (chiếm khoảng 80 %). Độ rộng vùng cấm của nó khoảng 3,17 – 3,26 eV (được tính từ giản đồ Tauc) và có hai đỉnh huỳnh quang tại 3,00 và 2,40 eV tương ứng với các mức tái hợp của điện tử từ vùng dẫn và mức khuyết ơ xy về vùng hóa trị. Kĩ thuật ủ nhiệt là một phương pháp có thể làm thay đổi nồng độ khuyết ô xy trong vật liệu TiO2. Bằng cách ủ nhiệt trong mơi trường chân khơng, có thể làm tăng hiệu suất chuyển đổi quang điện của các màng TiO2 khi so sánh với các màng ủ trong mơi trường khơng khí thơng

thường do sự tăng lên của nồng độ khuyết ô xy trong vật liệu TiO2. (Kết quả này công bố tại J. Electron. Mater., 50 (11), 2021.

- Dung dịch Au/TiO2 đã được chế tạo bằng phương pháp hóa khử với kích thước của các hạt nano Au đạt được nằm trong khoảng 3 – 20 nm và kết tinh dưới dạng tinh thể chủ yếu định hướng theo mặt (111). Bằng sự thêm vào của chất hoạt động bề mặt PVP và tốc độ cho vào của chất khử NaBH4, chúng tơi có thể kiểm sốt được nồng độ và kích thước của các hạt nano Au. Dung dịch Au/TiO2 thể hiện rõ ràng đặc tính cộng hưởng plasmon khi suất hiện đỉnh hấp thụ nằm trong khoảng 500 – 600 nm (được cho là vùng đỉnh hấp thụ plasmon của các hạt nano Au). Kết quả này được công bố trong bài J Mater Sci: Mater

Electron 27, 11379–11389, 2016.

- Đỉnh phổ hấp thụ của màng Au/TiO2 đối với mẫu có sử dụng PVP khi chế tạo có sự dịch chuyển về phía bước sóng xanh so với mẫu khơng sử dụng PVP, điều đó do sự tồn tạo của lớp màng PVP bao quanh các hạt nano Au/TiO2. Tuy nhiên các màng này khi ủ đến nhiệt độ 450 oC thì đỉnh hấp thụ của các mẫu có và khơng có PVP khơng lệch nhau cho thấy màng bọc PVP đã bị phân huỷ hoàn toàn ở nhiệt độ 500 oC. Kết quả này được công bố trong bài J Mater Sci:

Mater Electron 28, 2075–2085, 2017.

- Kĩ thuật xử lí nhiệt có vai trị quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất chuyển đổi quang điện của vật liệu TiO2. Tuy nhiên sự có mặt của các hạt nano Au khiến cho quá trình truyền dẫn điện tử xảy ra phức tạp hơn khi có sự cạnh tranh của hai q trình ngược nhau đó là các hạt nano Au vừa làm tăng các hạt tải trong TiO2 nhờ quá trình truyền năng lượng cộng hưởng plasmon đồng thời các hạt nano Au lại hoạt động như các tâm bắt hạt tải điện của TiO2. Do vậy, trong một điều kiện cụ thể nao đó, các hạt nano Au có thể làm tăng hoặc làm giảm hiệu suất chuyển đổi quang của vật liệu bán dẫn TiO2 liền kề. Kết quả này được công bố trong bài Materials Science in Semiconductor Processing,

127, 105714, 2021.

- Hiệu suất chuyển đổi quang điện của các điện cực có chứa Au/TiO2 tăng khoảng 13% khi so sánh với các điện cực chỉ có TiO2. Sự tăng cường hiệu suất này có thể đến từ cả hai cơ chế truyền năng lượng plasmon là cơ chế tăng cường trường gần và cơ chế phun hạt tải trực tiếp.

CHƯƠNG 4. NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO THỬ NGHIỆM PIN MẶT TRỜI PLASMONICS VÀ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CẤU HÌNH TÍCH HỢP

/a-Si/Au NPs/(Au/TiO2)

4.1. Kết quả chế tạo thử nghiệm pin mặt trời plasmonics Au/TiO2

4.1.1. Khảo sát đặc tính quang - điện của các điện cực trong suốt FTO và ITO

khi ủ nhiệt trong các môi trường khác nhau

Phổ truyền qua của các màng ITO và FTO được đo khảo sát và minh họa trong

Hình 4.1, các kết quả thu được từ các màng ITO và FTO cho thấy rằng các đế

glass/FTO có độ truyền qua tốt hơn glass/ITO trong dải bước sóng 400 - 500 nm. Tuy nhiên, màng ITO hoạt động tốt hơn trong dải bước sóng 500 - 600 nm. Do đó, độ truyền qua trung bình của chúng khơng chênh lệch nhiều (khoảng 84,86 %). Ngược lại, các biểu đồ về giá trị điện trở mặt được chèn vào trong Hình 4.1 xác nhận rằng điện trở của FTO hầu như không thay đổi, nhưng kết quả lại thay đổi nhiều trong trường hợp của màng ITO.

Hình 4.1. Phổ truyền qua của màng ITO và FTO và hình chèn vào mơ tả điện trở

mặt của các màng.

Hình 4.1 là phổ truyền qua của màng ITO và FTO trong những điều kiện ủ ở

khi mẫu khơng ủ, ủ trong khí trơ Ar, trong chân khơng (Va) và trong khơng khí (Am)); Hình chèn vào là giá trị điện trở mặt của chúng.

Điều đáng chú ý là trong trường hợp khơng ủ, màng ITO có điện trở nhỏ hơn nhiều so với màng FTO (tương ứng là 6 Ω/□ và 14 Ω/□). Kết quả này có thể được giải thích là do nồng độ điện tử tự do trong vùng dẫn của ITO cao hơn FTO bởi các lí do sau: (i) số lượng nút khuyết ô xy của ITO cao hơn FTO và (ii) độ hòa tan của Sn trong In2O3 tốt hơn của F trong SnO2. Khi các màng được ủ trong mơi trường khí Argon, điện trở của màng ITO vẫn nhỏ hơn màng FTO (9 Ω/□ so với 14 Ω/□). Tuy nhiên, khi chúng được ủ trong môi trường chân không thấp, điện trở màng ITO cao hơn (19 Ω/□ so với 15 Ω/□) và cao hơn gần gấp đơi nếu chúng được ủ trong mơi trường khơng khí (27 Ω/□ so với 15 Ω/□). Những kết quả này cho thấy nên sử dụng màng ITO làm điện cực trong trường hợp khơng ủ hoặc ủ trong khí trơ. Ngược lại, nếu ủ trong mơi trường khơng khí thơng thường, màng FTO nên được sử dụng. Bởi vì các mẫu nghiên cứu của chúng tơi đều phải trải qua q trình ủ, nên chúng tơi lựa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo và khảo sát một số tính chất cấu trúc, quang - điện của vật liệu tổ hợp hệ hạt nano AuTiO2 nhằm nâng cao hiệu suất pin mặt trời plasmonics (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)