* Cơ sở lý luận chung
Sự cần thiết của phương pháp
Mỗi phương án kỹ thuật luôn luôn được đặc trưng bằng các chỉ tiêu giá trị và các chỉ tiêu giá trị sử dụng
Các chỉ tiêu giá trị được biểu diễn bằng tiền như vốn đầu tư, tổng chi phí xây dựng, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tài chính, kinh tế…
Các chỉ tiêu giá trị sử dụng được biểu diễn theo các đơn vị đo khác nhau như công suất, tuổi thọ, chất lượng…
Phương pháp giá trị - giá trị sử dụng có thể áp dụng cho các trường hợp: - So sánh các phương án đầu tư có giá trị sử dụng khác nhau;
- Các dự án phục vụ lợi ích công cộng, không lấy mục tiêu lợi nhuận là chính; - Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
Ưu nhược điểm của phương pháp
a. Ưu điểm:
Phương pháp giá trị - giá trị sử dụng có những ưu điểm của chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khi tính chỉ tiêu giá trị và của chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo khi tính chỉ tiêu giá trị sử dụng tổng hợp. Phân tích giá trị - giá trị sử dụng là thích ứng với trường hợp so sánh các phương án có giá trị sử dụng khác nhau.
b. Nhược điểm:
Các nhược điểm của chỉ tiêu tài chính kinh tế tổng hợp như chịu sự biến động của giá cả, của tỷ giá hối đoái (nếu dự án có liên quan đến ngoại tệ), chịu sự tác động của quan hệ cung cầu nên không phản ánh bản chất ưu việt về kỹ thuật của phương án kỹ thuật;
Các nhược điểm của chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo: dễ mang tính chủ quan trong bước cho điểm mức quan trọng của các chỉ tiêu và dễ bị che lấp mất chỉ tiêu chủ yếu nếu đưa quá nhiều các chỉ tiêu vào so sánh…
Nội dung của phương pháp
Bước 1: Theo các bước trình bày ta xác định giá trị tổng hợp không đơn vị đo của các phương án về giá trị sử dụng
∑ = = m i ij i j W P V 1 * ;( 1 ) 1 n j Pij n ij cij cij = − ∑ = =
Bước 2: Lấy chỉ số tổng hợp của giá trị sử dụng trên đã tìm được chia cho tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản hay chi phí qui đổi của mỗi phương án.
Sjth=Vj/ Ij
Phương án tối ưu: Là phương án có thương số bé nhất