một hệ chỉ tiêu bổ sung
* Cơ sở lý luận
Phương pháp dùng một vài chỉ tiêu tài chính kinh tế tổng hợp với một hệ thống chỉ tiêu bổ sung, lấy chỉ tiêu tài chính - kinh tế tổng hợp làm chỉ tiêu chính để lựa chọn phương án còn hệ chỉ tiêu bổ sung chỉ có vai trò phụ, hỗ trợ khẳng định rõ thêm tính đúng đắn của kết quả lựa chọn.
Phương pháp này lấy chỉ tiêu tài chính - kinh tế tổng hợp làm chỉ tiêu chính để so sánh lựa chọn các phương án vì chỉ có loại chỉ tiêu này mới có thể phản ánh khái quát phương án một cách tương đối toàn diện các mặt kinh tế, tài chính, kỹ thuật và xã hội. Các chỉ tiêu kỹ thuật không có khả năng này.
Phương pháp giúp ta đánh giá và lựa chọn phương án một cách tương đối toàn diện nhưng không tránh khỏi một số nhược điểm là các chỉ tiêu tài chính kinh tế tổng hợp chịu sự biến động của giá cả, của tỷ giá hối đoái (nếu dự án có liên quan đến ngoại tệ), chịu sự tác động của quan hệ cung cầu nên không phản ánh bản chất ưu việt về kỹ thuật của phương án.
* Hệ chỉ tiêu sử dụng để đánh giá
a. Nhóm các chỉ tiêu tài chính và kinh tế - xã hội
+ Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính: bao gồm
Các chỉ tiêu tĩnh:
- Lợi nhuận tính trên một đơn vị sản phẩm; - Mức doanh lợi một đồng vốn đầu tư;
- Thời hạn thu hồi vốn đầu tư (chưa tính đến giá trị thời gian của tiền tệ).
Các chỉ tiêu động bao gồm
- Hiệu số thu chi (NPV hoặc NFW, NAW); - Suất thu lợi nội tại (IRR);
- Tỷ số thu chi BCR (B/C).
Các chỉ tiêu nêu trên phản ánh lợi ích trực tiếp của doanh nghiệp, 3 chỉ tiêu trên thường cho cùng một kết quả khi so sánh lựa chọn phương án tối ưu. Chúng có thể đóng vai trò chi tiêu tài chính - kinh tế tổng hợp. Khi quyết định phương án chủ đầu tư chỉ dùng một trong các chỉ tiêu trên làm chỉ tiêu chính, các chỉ tiêu còn lại để tham khảo. Còn hệ chỉ tiêu bổ sung có thể dùng các chỉ tiêu kỹ thuật, môi trường và xã hội khác tùy theo từng trường hợp của dự án nghiên cứu.
+ Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội
Các chỉ tiêu hiệu số thu chi, suất thu lợi nội tại, tỷ số thu chi cũng có thể dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của một dự án đầu tư. Trong trường hợp này chúng ta cần phải được xác định từ góc độ lợi ích của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, của toàn xã hội.
Cũng giống như các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội nêu trên cũng có thể dùng làm chỉ tiêu tài chính kinh tế tổng hợp để quyết định phương án đầu tư
Ngoài ra, trong phân tích kinh tế - xã hội người ta còn sử dụng các chỉ tiêu như mức đóng góp hàng năm cho ngân sách Nhà nước, làm tăng mức sống dân cư, tạo thêm công ăn việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp, bảo vệ môi trường…
Trong nhóm này có các chỉ tiêu như giá thành (tổng chi phí xây dựng công trình dự án, chi phí đầu tư, chi phí khác, chi phí vận hành,…
b. Nhóm chỉ tiêu kỹ thuật
Các nhóm chỉ tiêu về khối lượng xây lắp, các nhóm chỉ tiêu về tuyến (đối với các công trình xây dựng giao thông), các chỉ tiêu khai thác
c. Các chỉ tiêu về môi trường và các chỉ tiêu xã hội khác Diện tích xây dựng, diện tích chiếm đất;
Mức độ ảnh hưởng đến mùa màng nông nghiệp;
Mức độ ảnh hưởng đến môi trường như khả năng gây xói lở, thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng đến hệ động thực vật, tiếng ồn, chất lượng không khí, vấn đề thẩm mỹ, cảnh quan, ảnh hưởng đến các di sản văn hóa, khu du lịch, thay đổi tập quán sinh hoạt của dân…
* Ưu nhược điểm của phương pháp
Phương pháp này có ưu điểm là có khả năng phản ánh khái quát mọi mặt kinh tế, xã hội, kỹ thuật của dự án đầu tư, giúp lựa chọn được phương án vừa tốt hơn về mặt kinh tế lại vừa tốt hơn về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là các chỉ tiêu tính toán phụ thuộc vào sự biến động của giá cả và chính sách giá cả, cho nên cùng một giải pháp kỹ thuật như nhau nhưng tại các thời điểm khác nhau lại có các chỉ tiêu kinh tế khác nhau, đôi khi không phản ánh được hết bản chất ưu việt về mặt kỹ thuật của phương án.