Việc đánh giá hệ thống tưới trên quan điểm kinh tế là hết sức phức tạp nhưng lại rất quan trọng. Nguyên tắc chung cho đánh giá hiệu quả kinh tế hiện nay là phân tích tỷ số giữa chi phí và lợi ích.
1. Chỉ tiêu sản lượng cây trồng trên một đơn vị diện tích (tấn/ha/năm)
A Y
y =
Trong đó:
- Y (tấn): Sản lượng cây trồng hàng năm - A (tấn): Diện tích gieo trồng trong năm
Nếu giá trị y tăng dần theo quá trình đầu tư điều đó chứng tỏ rằng ngoài vấn đề thâm canh, giống mới thì việc tưới tiêu của công trình thủy lợi đã đáp ứng yêu cầu nước cho cây trồng, khẳng định được hiệu quả đầu tư và quản lý.
2. Chỉ tiêu sản lượng cây trồng trên một đơn vị nước tưới (tấn/m3)
W Y y w =
Trong đó:
- Y (tấn): Tổng sản lượng cây trồng - W (tấn): Tổng nước tưới trong năm
- yw: Phản ánh giá trị của một đơn vị nước dùng, giá trị này càng lớn thì hiệu quả quản lý càng cao và ngược lại.
3. Chỉ tiêu giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích canh tác (đồng/ha)
A B q A =
Trong đó:
- B (đồng): Tổng giá trị sản phẩm - A (ha): Tổng diện tích canh tác
Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng hai yếu tố quan trọng làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu này là hệ số quay vòng ruộng đất và loại cây trồng
4. Chỉ tiêu giá trị sản phẩm trên một đơn vị nước tưới (đồng/m3)
W B
q w =
Trong đó:
- W (m3): Tổng lượng nước tưới - B (đồng): Tổng giá trị sản phẩm
Trong điều kiện cơ cấu cây trồng là như nhau, chỉ tiêu giá trị sản phẩm trên một đơn vị cấp nước tưới sẽ cao hơn trong điều kiện vùng tưới có độ ẩm tự nhiên lớn hơn và nhu cầu tưới thấp hơn. Đồng thời nó phụ thuộc vào khả năng sử dụng mưa hiệu quả của người nông dân và người quản lý.
5. Thủy lợi phí trên một ha đất canh tác (đồng/ha)
d w A I I = Trong đó:
- Iw (đồng): Tổng giá trị thủy lợi phí - Ad (ha): Diện tích đất canh tác
6. Tỷ lệ kinh phí tự chi trảđược của đơn vị kinh doanh (%)
% 100 * ∑ ∑ = C B S Trong đó:
- ΣB (đồng): Tổng thu nhập trong năm (bao gồm thủy lợi phí và các khoản thu từ dịch vụ nước)
- ΣC (đồng): Tổng chi phí trong năm của đơn vị (không bao gồm chi phí xây dựng cơ bản)
Tỷ lệ kinh phí tự chi trả cho chúng ta thấy rằng bao nhiêu phần trăm chi phí hoạt động và bảo dưỡng được tạo ra từ hệ thống. Nếu nhà nước tài trợ cho hoạt động và bảo dưỡng nhiều thì hệ số này sẽ thấp, ngược lại nếu người dân đóng góp cho phần lớn cho chi phí hoạt động và bảo dưỡng thì hệ số này sẽ cao.
7. Chỉ tiêu giá thành trên một đơn vị nước tưới (đồng/m3)
W C r = ∑ Trong đó:
- ΣC (đồng): Tổng chi phí trong năm của đơn vị (không bao gồm chi phí xây dựng cơ bản)
- W (m3): Tổng lượng nước tưới
8. Chỉ tiêu vềđiện năng tiêu thụ trên một đơn vị khối lượng nước tưới (Kw/m3)
Ngày nay, khi giá cả thị trường (điện, thóc, xăng dầu…) không ngừng biến động thì các chỉ tiêu về giá trị sản phẩm trên một đơn vị nước tưới hay giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích canh tác khi dùng để so sánh các năm với nhau sẽ không còn chính xác. Vì vậy ta dùng chỉ tiêu về điện năng tiêu thụ trên một khối lượng nước tưới và điện năng tiêu thụ trên một tấn sản phẩm như sau:
W N p =
Trong đó:
- N (Kw): Tổng năng lượng điện tiêu thụ của trạm bơm - W (m3): Tổng lượng nước tưới
9. Chỉ tiêu vềđiện năng tiêu thụ trên tấn sản phẩm (Kw/tấn)
Y N p =
Trong đó:
- N (Kw): Tổng năng lượng điện tiêu thụ của trạm bơm - Y (tấn): Tổng sản lượng cây trồng 10. Tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư (%) % 100 * C B t = Trong đó:
- B (đồng): Tổng giá trị sản phẩm trong năm