Mục đích ý nghĩ của việc lập kế hoạch dùng nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý dự án công trình thủy lợi giai đoạn đưa vào khai thác vận hành (Trang 69 - 72)

Dùng nước có kế hoạch là khâu công tác rất quan trọng trong nhiệm vụ quản lý khai thác các HTTL. Để thực hiện dùng nước có kế hoạch thì trước hết phải lập được KHDN. Như vậy KHDN mang ý nghĩa quan trọng trong quá trình sử dụng nước. KHDN là cơ sở khoa học để khai thác và phân phối nguồn nước một cách hợp lý trong hệ thống.

Kế hoạch dùng nước còn là văn kiện cơ bản và cũng là pháp lệnh điều phối nước cho các đơn vị dùng nước. KHDN giúp triệt để khai thác nguồn nước một cách hợp lý với mục đích thỏa mãn các yêu cầu dùng nước cho các hộ trong đơn vị dùng nước, nâng cao năng suất cây trồng và tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác. Đó là cơ sở để nâng cao năng lực sử dụng tổng hợp nguồn nước và ứng dụng công nghệ cao trong việc quản lý khai thác hệ thống.

2.3.2 Các phương pháp lập kế hoạch dùng nước

Kế hoạch dùng nước có thể được xây dựng theo hai phương pháp:

2.3.2.1 Lập KHDN theo phương pháp tĩnh(Phương pháp thông thường)

Dựa trên cơ sở khả năng nguồn nước và yêu cầu dùng nước của hệ thống, tiến hành phân tích tính toán cân bằng nước, thông qua hiệu chỉnh, xác định diện tích tưới, thời gian lấy nước, lượng nước cần lấy trong các thời kỳ, số ngày lấy nước, lưu lượng cần lấy trong năm kế hoạch. Đối với hệ thống hồ chứa, kế hoạch lấy nước là kế hoạch điều độ cấp nước của hồ chứa.

Đối với KHDN theo phương pháp tĩnh, sau khi xác định được năm điển hình sẽ tiến hành cân bằng nước theo từng thời đoạn giữa lượng nước đến của nguồn nước và yêu cầu dùng nước của khu tưới để xác định đường quá trình cấp nước của toàn khu tưới. Phương pháp phân tích tính toán cơ bản giống phương pháp tính toán cân bằng nước sử dụng trong thiết kế quy hoạch khu tưới.

2.3.2.2 Lập KHDN theo trạng thái động

KHDN theo phương pháp động bao hàm hai ý nghĩa. Thứ nhất trong điều kiện nguồn nước phong phú có thể thỏa mãn nhu cầu theo tưới tăng sản. Trong điều kiện này kết hợp với dự báo khí tượng thủy văn xác định kế hoạch lấy nước và kế hoạch phân phối nước. Trường hợp thứ hai: nguồn nước đến không đầy đủ, dùng kỹ thuật phân tích hệ thống kết hợp với dự báo khí tượng xác định chế độ tưới tối ưu và phương pháp phân phối nước, lấy nước. Lập KHDN theo phương pháp động trong trường hợp này bao gồm cả chế độ tưới tiết kiệm nước.

Trong điều kiện nguồn nước đầy đủ, nguyên tắc về cấp nước của nguồn nước và phân phối nước của khu tưới là thỏa mãn yêu cầu nước của cây trồng theo công thức tưới tăng sản. Trong điều kiện này, kế hoạch phân phối nước theo trạng thái động là căn cứ vào điều kiện công trình, điều kiện nguồn nước của nội bộ khu tưới kết hợp với dự báo khí tượng, thỏa mãn yêu cầu tưới tăng sản để xác định lưu lượng phân phối của điểm phân phối, thời kỳ tưới. Lưu lượng phân phối này được xác định từ dưới lên đến đầu hệ thống.

Kết hợp với dự báo khí tượng để xác định lượng nước và thời kỳ tưới. Có dự báo tương đối tin cậy mới có thể có kế hoạch dùng nước tin cậy. Cơ sở của dự báo tưới là dự báo lượng nước cần của cây trồng. Do vậy, để có thể tiến hành dự báo có kết quả trước tiên phải nghiên cứu dự báo lượng nước cần.

2.3.3 Các loại kế hoạch dùng nước

Căn cứ vào đặc điểm của hệ thống tưới có thể chia làm hai loại KHDN:

- KHDN của đơn vị cơ sở (hộ dùng nước, thôn, xã, hợp tác xã, tuyến kênh), tốt nhất nên kết hợp địa giới hành chính với địa giới tưới.

Nguyên tắc xây dựng KHDN là tổng hợp yêu cầu dùng nước trong một đơn vị từ dưới lên trên và điều phối từ trên xuống.

Tổ chức quản lý của hệ thống căn cứ diện tích trồng trọt hàng năm, khả năng cung cấp nước của nguồn nước, năng lực chuyển nước của hệ thống công trình, tài liệu dự báo khí tượng thủy văn để thiết lập kế hoạch dùng nước của toàn hệ thống trên cơ sở tổng hợp yêu cầu dùng nước của các đơn vị dùng nước xây dựng thành chỉ tiêu phân phối cho toàn hệ thống. Chu trình thiết lập và thực hiện theo chu trình kín.

Hình 2.9 Chu trình xây dựng và thực hiện kế hoạch dùng nước

2.3.4 Nội dung và các bước lập kế hoạch dùng nước của cơ sở và đơn vị dùng nước

- Chọn chế độ tưới thích hợp cho các loại cây trồng:

Chế độ tưới của các loại cây trồng là cơ sở của việc lập KHDN. Kế hoạch dùng nước thực hiện được thuận lợi hay không, sản lượng cây trồng có được tăng lên hay không một phần rất lớn quyết định ở chế độ tưới được chọn có hợp lý hay không. Vì vậy khi chọn chế độ tưới phải dựa vào kinh nghiệm điều tra của dân và những kết quả nghiên cứu của các cơ sở thực nghiệm và quy phạm tưới của nhà nước để chọn công thức tưới cho các loại cây trồng cạn và lúa

- Lập tờ trình dùng nước cho cơ sở dùng nước

- Xác định hình thức tổ chức tưới ở đơn vị dùng nước

Việc dùng nước của các đơn vị dùng nước hầu hết đều thực hiện tưới luân phiên. Tưới luân phiên không những nâng cao hệ số sử dụng nước, tăng được diện tích tưới mà điều quan trọng là còn tạo điều kiện phối hợp tốt giữa công tác tưới và các khâu lao động khác trên đồng ruộng, do đó tăng năng suất lao động và hiệu suất tưới, tránh lãng phí nước. Vì vậy trong bất cứ trường hợp nào nguồn nước thiếu hay đủ, các cơ sở dùng nước đều tổ chức tưới luân phiên.

Kế hoạch dùng nước đơn vị

Kế hoạch dùng nước hệ thống

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý dự án công trình thủy lợi giai đoạn đưa vào khai thác vận hành (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)