Nội dung của công tác bảo dưỡng, sửa chữa trên hệ thống công trình

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý dự án công trình thủy lợi giai đoạn đưa vào khai thác vận hành (Trang 82 - 85)

Hiện đại hóa, nâng cấp cải tạo và xây dựng hệ thống các CTTL cần quân tâm theo hướng kết hợp xây dựng và phát triển giao thông nông thôn bền vững. Ưu tiên phát triển giao thông ở các vùng khó khăn để có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn. Quản lý hệ thống CTTL theo hướng quan tâm đến vấn đề phát triển giao thông thủy, xây dựng các cảng, nạo vét luồng lạch,… thực hiện chương trình nhà ở cho đồng bào vùng bão, lũ.

3.4. Nội dung của công tác bảo dưỡng, sửa chữa trên hệ thống công trình thủy nông nông

3.4.1 Đập đất

Những hoạt động duy tu bảo dưỡng đập và hồ chứa gồm:

- Loại bỏ thân cây, mảng lớn vật nổi và các vật liệu nổi khác có thể làm hư hại công trình thủy lợi.

- Giám sát bồi lắng lòng hồ, cửa cống lấy nước để có các biện pháp nạo vét. - Các thiết bị vận hành đóng mở cửa cống, giống cao su cửa cống, thân cống. - Mái thượng: Bị bào mòn do sóng. Khi mực nước trong hồ lên cao, lại gặp gió lớn làm mặt nước hồ sóng gây xói lở mái đập. Biện pháp giảm bớt tác hại do sóng gây ra ta có thể dùng các loại phao hay bó cành cây thả trên mặt nước (chỗ sát đập) như thế sẽ làm giảm áp lực sóng vào bờ.

- Khi có mạch sủi nước đục phải làm tầng lọc, để triệt mạch sủi phát triển. - Mái hạ: Trượt mái. Trong mùa mưa lũ mực nước ở vị trí cao, đường bão hòa dâng cao làm cho lực chống trượt ở mái hạ giảm nhỏ sẽ làm cho mái hạ trượt hoặc do nước mặt ở mái hạ khó thoát cũng gây trượt mái. Xử lý bằng đất nền hoặc đóng cọc tre ở chân đập để gia cố, kết hợp đắp đất và xếp đá theo mái dốc từ chân chập lên phía đỉnh.

Do vậy việc bảo dưỡng mái đập như trồng cỏ bảo vệ, rãnh thoát nước, vật thoát nước trên thân đập… phải thực hiện thường xuyên và định kỳ

Thân đập trượt, xói lở, các đường nứt dọc và ngang thân đập thì cần phải xử lý ngay. Đất dùng để xử lý phải đồng chất, khi đắp phải liên kết với đất cũ, phải đảm bảo dung trọng và mặt cắt thiết kế.

Phải thường xuyên kiểm tra lún, thẩm lậu qua thân đập và có biện pháp xử lý kịp thời. Khi tu sửa đập đất phải quy định lấy và đổ đất để không ảnh hưởng đến sự ổn định của đập.

Định kỳ công tác bảo dưỡng đập đất 2 lần/ năm trước và sau mùa mưa lũ.

3.4.2 Đường tràn lũ

Mặt cắt đường tràn phải luôn bảo đảm theo yêu cầu thiết kế, nếu bị sạt lở phải nạo vét kịp thời.

Cao trình ngưỡng tràn phải luôn giữ đúng cao trình thiết kế để đảm bảo giữ được cao trình tháo lũ, giữ công trình an toàn.

Hạ lưu công trình tháo lũ nếu có xói lở thì phải tranh thủ xử lý vào đầu mùa lũ Định kỳ công tác bảo dưỡng đường tràn lũ 2 lần/ năm trước và sau mùa mưa lũ.

3.4.3 Phòng chống lũ cho hồ chứa

Về mùa lũ cần tăng cường công tác quản lý hồ chứa, cần có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương đoàn thể để có kế hoạch phòng chống lũ. Trước mùa lũ phải kiểm tra toàn bộ đập ngăn nước, đường tràn lũ, cống lấy nước, đồng thời phải chuẩn bị chu đáo vật tư thiết bị như đất, đá, cát, cọc, dây thừng, bao tải… kiểm tra thiết bị thông tin, theo dõi thời tiết mùa mưa lũ.

Khi mực nước hồ chứa gần đạt đến cao trình đáy đường tràn mà theo dự báo thời tiết trời vẫn còn mưa thì thuộc loại báo động cấp một.

Khi hồ chứa bắt đầu tháo lũ, thuộc báo động cấp hai, khi đó cần tăng cường đề phòng và chuẩn bị

Khi mực nước gần đạt đến mực nước tháo lũ thiết kế (mực nước siêu cao) thường cánh đỉnh đập từ 1 -2 m thuộc báo động cấp ba. Lúc này phải huy động mọi lực lượng và thiết bị vật tư sẵn sang thường trực trên mặt đập để đề phòng sự cố xảy ra ứng cứu kịp thời, bảo đảm công trình an toàn.

3.4.4 Cống ngầm và xi phông

Đặt thước do nước trước và sau cống. Dòng chảy vào cống phải đều và ổn định dựa vào số đọc ở thước đo nước ở thượng lưu và hạ lưu ta biết được lưu lượng qua cống và điều chỉnh kịp thời so với lưu lượng thiết kế.

Kiểm tra lớp bảo vệ sân thượng hạ lưu. Phải thường xuyên kiểm tra lớp bảo vệ lớp đất đắp trên nền cống và xi phông để tránh chuyển động vào thân cống gây ra rạn nứt.

Mỗi năm 1 lần bơm hết nước trong cống ngầm và xi phông để nạo vét bùn cát lắng đọng trong đó.

Đối với cống ngầm và xi phông bằng gỗ, thép dễ mục, gỉ. Do đó phải thường xuyên kiểm tra và quyét sơn trước khi sử dụng.

Định kỳ bảo dưỡng 2 lần/ năm, trước vụ gieo trồng.

3.4.5 Cầu máng

Việc duy tu bảo dưỡng cầu máng cần phải chú ý các điểm sau: Dòng chảy trong cầu máng phải đều và ổn định.

Kiểm tra các khớp nối ở 2 đầu cầu máng, nếu thấy lún thì phải lắp đắp đất và đầm nện chặt để ngăn ngừa xói lở.

Phòng tránh va chạm trong lòng cầu máng: phòng tránh các vật nổi và chìm đi qua cầu máng.

Chống nứt nẻ các bộ phận cầu máng.

Đối với các cầu máng gỗ để khô ướt liên tục sẽ sinh ra nứt nẻ, do đó sau mỗi lần tưới phải giữ trong cầu máng một lớp nước đệm, sau mỗi mùa tưới phải sơn lại để chống mục nát.

Đối với cầu máng bằng bê tông hoặc thép sau khi tưới phải tháo cạn nước trong lòng máng. Đối với các khớp nối ở thân cầu máng và trụ chống, giá đỡ cần kiểm tra thường xuyên xem có bị nứt nẻ, bị vênh, lệch để có biện pháp xử lý kịp thời.

Chống rò rỉ nước trong cầu máng. Phải thường xuyên kiểm tra xem thân cầu máng cọ bị rạn nứt không, các khớp nối có bị hở không để xử lý kịp thời tránh mất nước, làm hư hại tới thân cầu máng.

Định kỳ bảo dưỡng 2 lần/ năm, trước vụ gieo trồng.

3.4.6 Bậc nước, dốc nước

Dốc nước và bậc nước là loại công trình thường gặp trên các hệ thống thủy lợi miền núi và trung du. Bảo đảm dòng chảy vào bậc nước và dốc nước ổn định để tránh xói lở phần vào.

Trước và sau mùa tưới phải kiểm tra công trình, nhất là các thiết bị tiêu năng, nếu phát hiện hư hỏng phải xử lý kịp thời, nếu cần gia cố phải xử lý trước khi sử dụng. Cần chú ý kiểm tra, bảo dưỡng mố tiêu năng, sân sau và nền móng công trình. Chống xói lở ở hạ lưu và dốc nước. Muốn vậy phải giữ cho hồ và bể tiêu năng đúng kích thước thiết kế, nếu bị sạt phải xử lý ngay, thường xuyên kiểm tra và nạo vét bể tiêu năng.

Định kỳ bảo dưỡng 2 lần/ năm, trước vụ gieo trồng

3.4.7 Kênh tưới

Đối với các kênh được kiên cố hóa thường xảy ra các vấn đề kênh bị hỏng do áp lực đẩy nổi, đất thạch cao, sét nở thể tích….Nội dung bảo dưỡng thường là thay thế, hàn gắn các chỗ bị hư hỏng, kiểm tra và xử lý các thiết bị lọc, kểm tra và vét bùn lòng kênh.

Kênh đất thường bị các nguyên nhân sau: Bồi lắng, sạt lở, cỏ dại mọc trong kênh và tổn thất do thấm. Để làm tốt công tác duy tu bảo dưỡng cần phải biết được các nguyên nhân thường xảy ra các hư hỏng để có các biện pháp tu sửa, bảo dưỡng kịp thời.

Định kỳ bảo dưỡng 2 lần/ năm, trước vụ gieo trồng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý dự án công trình thủy lợi giai đoạn đưa vào khai thác vận hành (Trang 82 - 85)