Công tác vận hành quản lý hệ thống thủy nông

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý dự án công trình thủy lợi giai đoạn đưa vào khai thác vận hành (Trang 73 - 79)

Mục tiêu:

Nắm được thao tác vận hành công trình đầu mối và hệ thống kênh phân phối nước.

Hiểu biết kỹ thuật tưới nước cho cây trồng. Nhiệm vụ chung của vận hành hệ thống tưới.

Khai thác nguồn nuớc từ công trình đầu mối, vận chuyển và phân phổi nước đến các hộ dùng nước, kiểm tra, hướng dẫn sử dụng nước hợp lý trên đồng ruộng.

Tiêu thoát nước thừa trên đồng ruộng ra sông suối.

Phát hiện hư hỏng, sự cố để tiến hành bảo dưỡng sửa chữa.. Thu thập, lưu trữ tài liệu ban đầu.

Hồ sơ thiết kế hoàn công, tài liệu hưởng dẫn vận hành và bảo dưỡng.

Lưu ý những khiếm khuyết trong thiết kế và trong thi công (nếu có) để tiếp tục hoàn thiện.

Vận hành công trình đầu mối.

Công tác kiểm tra giám sát trước và trong khi vận hành công trình đầu mối:

Với cống lấy nước, đập dâng: đảm bảo không có vật cản dòng chảy, nếu có phải dỡ bỏ ngay.

Với hồ chứa: Phải kiểm tra an toàn đập đất, thẩm lậu, tổ mối, không để vỡ đập gây thảm hoạ.

Với trạm bơm điện: Phải kiểm tra sự an toàn của nguồn diện và cốc thiết bị điện thường xuyên theo quy định, bảo đảm độ kín nước của các đường ống hút và ống đẩy. Ghi chép đầy đủ diễn biến hoạt động của máy móc đã lắp đặt, mực nước bể hút bể xả, lưu lượng bơm theo từng ca trực.

Với bơm nước nguồn phải kiểm tra, súc rửa máng lọc khi lưu lượng bơm giảm còn 70% lưu lượng thiết kế.

Phải chú ý theo dõi mực nước trước công trình, lượng mưa, lưu lượng dòng chảy... và lấy máy nước phân tích chất lượng nước...

Nguyên tắc vận hành công trình đầu mối

Với cống lấy nước đầu hệ thống và các công trình điều tiết trên kênh:

Không mở cống lấy nước quá lưu lượng thiết kế của kênh.

Đóng mở từ từ, từng đợt để tránh gây rung động và mực nước hạ lưu không tăng giảm đột ngột.

Đối với cống lâu ngày không vận hành thì phải thao tác thử (nâng lên 1-2 cm, ngừng 5 phút; hạ xuống 1-2 cm, nâng lên 3-5 cm, ngừng 5-10 phút hạ xuống 2- 3 cm...), Nếu không thấy rung động, kẹt thì mới vận hành chỉnh thức.

Với cống có nhiều cửa thì phải đóng mở đối xứng (mở từ giữa ra, đóng từ 2 bên vào)

Khi đang đóng, mở mà bị kẹt thì thực hiện mở lên đóng xuổng vài lần với mức 1-2 cm, sẽ hết kẹt.

Khi mở cống nếu thấy có dấu hiệu xói ở hạ lưu cống thì phải đóng bớt cống lại.

Vận hành phân phối nước.

- Phải có trong tay sơ hoạ hệ thống tưới, lịch tưới và trên đó phải ghi rõ các thông số kỹ thuật và kinh tế của mỗi công trình trong hệ thống.

- Phải được tập huấn dể hiểu cặn kẽ: chức năng nhiệm vụ của mỗi hạng mục công trình.

- Nắm chắc cơ cấu mùa vụ và cây trồng bao gồm diện tích cây trồng các loại và yêu cầu nước từ mỗi con kênh trong địa bàn.

- Hiểu kỹ thuật tưới nước cho các loại cây trồng trong địa bàn bao gồm lớp nước yêu cầu mặt ruộng, lượng nước cần cỏ và thời gian yêu cầu.

- Biết tính toán độ mở cống phân phổi nước.

- Biết đóng mở các thiết bị theo quy phạm kỹ thuật.

- Nắm được các giải pháp xử lý những hư hỏng gặp phải khi vận hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Vận hành đối với công trình tưới tự chảy

- Hồ chứa: Việc vận hành hồ chứa phục vụ tưới được chia theo các giai đoạn làm ma, gieo cấy và chăm sóc trong một vụ, ngoài ra hồ chứa còn làm nhiệm vụ phòng lũ, vấn đề vận hành hồ chứa làm nhiệm vụ điều tiết nước phải tuân theo quy trình đã được các nhà thiết kế lập ra.

- Đập dâng: Đặc điểm của đập dâng không tích nước, dòng chảy liên tục, việc vận hành công trình đơn giản hơn so với loại hình công trình khác, yêu cầu về vận hành đặt ra ở đây là điều hòa phân phối nước trong kênh giữa các khu tưới. Vào thời kỳ không cần nước nhất là khi mưa lũ cần đóng ngay cống đầu kênh chính để nước không vào phá hoại kênh mương.

- Các cống tưới tự chảy: Thường là lấy nước ven sông nên quy trình vận hành phụ thuộc nhiều vào mực nước trước cống.

b. Phân phối nước

Nhiệm vụ chính của phân phối nước là cung cấp đúng lúc lượng nước cần thiết, thỏa mãn nhu cầu của cây trồng có tưới, để làm tốt công tác điều phối nước, ngoài việc thành lập tổ chức điều phối nước thống nhất còn phải có những quy định thống nhất về chế độ làm việc và nguyên tắc phân phối nước.

* Phân phối nước theo yêu cầu:

Nước được cung cấp cho nông dân sau khi được mở cống, lượng nước dùng không hạn chế được lượng nước tiêu thụ được đo và được trả tiền theo m3 đã cung cấp. Với phương pháp này yêu cầu hệ thống được thiết kế đồng bộ, hoàn thiện, có các thiết bị đong đo nước tự động.

* Phân phối nước theo yêu cầu có sửa đổi:

Nước được cung cấp mấy ngày sau khi có yêu cầu, thường cấp một lượng nước được xác định tùy theo diện tích cần tưới. Lượng nước cấp cho các hộ tùy theo diện tích cây trồng. Người phụ trách cần biết rõ lượng nước cần cung cấp để tính ra thời gian và lưu lượng mỗi lần cung cấp và lập ra chương trình phân phối nước. Hình thức phân phối nước này đòi hỏi hệ thống phải được thiết kế và xây dựng tốt vì phải biết chính xác lưu lượng vận chuyển nước trong kênh; hơn nữa mỗi công trình lấy nước phải có khả năng cung cấp được lưu lượng yêu cầu.

Ưu điểm của phương pháp có thể cho hoạt động luân phiên được khi cần thiết * Phân phối nước luân phiên giữa các kênh và yêu cầu tự do:

Phương pháp này phù hợp cho việc quản lý tổng hợp. Doanh nghiệp nhà nước quản lý đầu mối và kênh chính, nhà nông tự lấy nước ở kênh nhánh và kênh nội đồng.

Thời gian mỗi lần tưới theo kinh nghiệm trong vùng. Khi đến lượt nhà mình, hộ dùng nước tự đi lấy nước, trong trường hợp này kênh phải thiết kế chuyển được nước cho tập trung các yêu cầu. Theo hình thức này cung và cầu không ăn khớp với nhau. Đến lượt có nước không tính đến yêu cầu cụ thể, làm lượng nước tổn thất lớn.

* Phân phối luân phiên:

Các kênh nhánh nhận được nước luân phiên, các hộ dùng nước được lấy nước theo lịch và kế hoạch đã định trước, thường với một lượng có hạn. Theo phương pháp này, mọi kênh đều luân phiên nhận được nước, các hộ dùng nước nhận được và lúc đã định từ trước và tùy theo lượng nước cung cấp. So sánh với các phương pháp trên, ở đây có sự tưới luân phiên không những ở các kênh chính mà còn luân phiên ở các khu vực tưới tiêu.

Kết luận chương 2

Với mục đích đặt ra của đề tài, chương 2 đã nêu bật được những nội dung sau: 1. Đã khái quát được những cơ sở và thể chế chính sách trong quản lý hệ thống thủy nông

2. Đã làm rõ được các mô hình tổ chức quản lý hệ thống thủy nông. Cách thức quản lý Nhà nước và quản lý sản xuất. Qua phân tích, nghiên cứu, khái quát và rút ra một số nhận xét về thực trạng tổ chức quản lý thủy nông để từ đó đưa ra các mô hình đổi mới tổ chức quản lý, thu hẹp vai trò, phạm vi quản lý của Nhà nước. Mở rộng phạm vi và vai trò của cộng đồng người hưởng lợi trong quản lý vận hành tu sửa công trình.

4. Phân tích việc dùng nước có kế hoạch, lập kế hoạch dùng nước và công tác vận hành quản lý hệ thống thủy nông, đưa ra phương án phân phối nước luân phiên trường hợp thiếu nước

5. Kiến nghị đổi mới tổ chức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các hệ thống công trình thủy lợi.

CHƯƠNG 3

DUY TU BO DƯỠNG VÀ ÁP DNG CÁC TIN B KHOA HC

TRONG CÔNG TÁC QUN LÝ ĐỂ KHÔNG NGNG NÂNG CAO

HIU QUĐẦU TƯ

3.1. Mởđầu

Quản lý và bảo dưỡng công trình nhằm kéo dài tuổi thọ công trình, khai thác tối ưu tài nguyên nước trong hệ thống để thỏa mãn yêu cầu dùng nước của khu vực.

Để sử dụng và khai thác hiệu quả các CTTL, công tác quản lý bảo dưỡng công trình trên hệ thống đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Các mặt còn hạn chế trong hệ thống công trình thủy lợi:

- Trang thiết bị quan trắc dòng chảy và công trình chưa được trang bị đầy đủ - Hệ thống công trình chưa đồng bộ.

- Các trang thiết bị phục vụ quản lý khai thác chưa đầy đủ nên năng suất và chất lượng quản lý chưa cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chế độ bảo dưỡng tu bổ định kỳ chưa được thực hiện chặt chẽ, do đó công trình xuống cấp nghiêm trọng.

- Trình độ kỹ thuật của các cán bộ công nhân vận hành còn thấp

- Sử dụng, vận hành công trình chưa đúng quy trình, quy phạm nên hiệu quả sử dụng và tuổi thọ công trình thấp.

- Việc quan trắc, theo dõi công trình chưa thường xuyên nên chưa có căn cứ đánh giá chất lượng công trình và rút ra số liệu kiểm tra mức độ chính xác của việc quy hoạch, thiết kế công trình.

Xuất phát từ những mặt còn hạn chế trên cần thiết phải bổ sung hoàn chỉnh cơ sở vật chất cho việc phục vụ quản lý khai thác công trình.

Dựa trên đặc điểm, chủng loại công trình, nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý kỹ thuật thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các công trình.

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề tự động hóa và HĐH thao tác điều khiển thiết bị, công trình được đặt ra và phát triển từng bước theo phương hướng công nghiệp hóa, HĐH.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý dự án công trình thủy lợi giai đoạn đưa vào khai thác vận hành (Trang 73 - 79)