Tình hình quản lý hệ thống tưới tiêu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý dự án công trình thủy lợi giai đoạn đưa vào khai thác vận hành (Trang 32 - 38)

Công tác quản lý, khai thác hệ thống và vận hành các công trình không theo đúng quy trình kỹ thuật mà rất tùy tiện, thiếu các cơ sở khoa học. Phần đông các hệ thống chưa áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, các phương pháp khoa học trong quản lý vận hành phân phối nước tưới. Phương pháp quản lý vận hành hệ thống tưới hiện nay, phổ biến là dựa vào kinh nghiệm, nên trên thực tế chưa thể hiện được việc tưới đúng, tưới đủ theo yêu cầu của cây trồng, phần nào sẽ có ảnh hưởng tới năng suất và lãng phí nước tưới, điện năng.

Không chỉ ở nước ta, tất cả các nước trên thế giới hiện nay trong quá trình phát triển kinh tế đều coi trọng vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng hợp lý nguồn nước tự nhiên, đặc biệt là quản lý khai thác hiệu quả các công trình đã có.

Cơ sở hạ tầng của các HTTL phục vụ tưới của nước ta nhìn chung chưa được đầu tư hoàn chỉnh nhất là hệ thống kênh dẫn. Có nhiều hệ thống vận hành tưới đã hàng chục năm nhưng hệ thống kênh vẫn chưa hoàn chỉnh do nhà nước chỉ đầu tư kênh chính còn các kênh nhánh và kênh nội đồng thì do địa phương đầu tư nhưng do địa phương chưa có nguồn kinh phí nên phải hoàn chỉnh dần. Do tình trạng trên, khả năng dẫn nước và phân phối nước tưới của nhiều hệ thống còn rất hạn chế, thất thoát nước trong quá trình dẫn nước tương đối lớn.

Một điểm khác nữa có thể thấy là suốt một thời kỳ dài trước đây, phát triển thủy lợi nhà nước thường chỉ chú trọng nhiều vào đầu tư xây dựng các công trình, các hệ thống mới, mà chưa chú trọng đúng mức đến đầu tư cho quản lý nguồn nước các hệ thống tưới đã xây dựng và vận hành, khiến cho hiệu quả hoạt động của các hệ thống bị giảm đi rất nhiều. Việc quản lý vận hành tưới các hệ thống phần lớn dựa vào kinh nghiệm, chưa thực hiện đúng trình tự của việc lập kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch đã được xây dựng, việc quan trắc thu thập các số liệu cần thiết cho quản lý vận hành còn rất hạn chế. Đi đôi với việc tu bổ, nâng cấp, xây dựng mới các công trình, công tác quản lý cũng ngày càng được chú trọng. Các mô hình quản lý HTTL ngày càng đa dạng phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề quản lý nguồn nước đối với việc phát triển bền vững các hệ thống tưới đã được xây dựng, với sự quan tâm của nhà nước được sự trợ giúp bằng nguồn vốn vay của các ngân hàng và các nước trên thế giới, gần đây một số hệ thống như hệ thống thủy lợi Đan Hoài, Bái Thượng, Thạch Nham, Nha Trinh Lâm Cấm, hồ Phú Ninh… đã được đầu tư nâng cấp và hoàn chỉnh dần các hạng mục công trình của hệ thống, nhất là bê tông hóa kênh dẫn để nâng cao hiệu quả dẫn và phân phối nước. Một số hệ thống trong đó đã tiếp cận và nghiên cứu ứng dụng các phương pháp hiện đại trong quản lý vận hành tưới như

dùng các phần mềm điều hành tưới hệ thống… đã thu được những kết quả và kinh nghiệm ban đầu.

Để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng, nguồn nước các hệ thống tưới theo tiêu chí bền vững, nhà nước trong thời gian qua cũng đã quan tâm nhiều hơn đến nhiều mặt hoạt động khác như tổ chức bồi dưỡng đội ngũ nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý nguồn nước, từng bước tổ chức và tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư tham gia vào quản lý nguồn nước hệ thống tưới.

Tất cả các sự đầu tư trên đã tạo được những chuyển biến nhất định trong quản lý nguồn nước và nâng cao hơn hiệu quả sử dụng nước cho các hệ thống tưới. Tuy nhiên, do sự thiếu đồng bộ trong quá trình quản lý, đặc biệt là các sự chuyển biến chưa đáp ứng được các yêu cầu mới trong đó có cả nhận thức của con người nên trong quản lý hiện tại vẫn còn nhiều điều bất cập cần tiếp tục nghiên cứu để xác định và tháo gỡ. Điều đó cũng đặt ra yêu cầu cầu quản lý hệ thống tưới tiêu ở nước ta hiện nay

Nông dân tham gia quản lý công trình thủy lợi – PIM

Lâu nay nông dân tham gia quản lý CTTL đã và đang trở thành một chủ đề “nóng”, bởi lẽ CTTL đã được xây dựng rất nhiều, nhưng hiệu quả sử dụng thấp, nguyên nhân chính vẫn là do quản lý chưa tốt, thiếu vai trò của người dân tham gia. Các chủ đề đã được đưa ra để bàn luận với các mục đích và ý kiến khác nhau thông qua các hội thảo, với các “tiêu đề” (theo ngôn ngữ tiếng Việt): Nông dân tham gia quản lý tưới, Quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng, Nông dân tham gia quản lý thủy nông…, “Tiêu đề” trên đã được quốc tế hóa bằng một cụm từ mà lâu nay mọi người hay gọi là “PIM”

PIM là gì? PIM là từ viết tắt của cụm từ Participatory Irrigation Management (Tham gia quản lý tưới – Quản lý tưới có sự tham gia …) nhưng căn cứ nội dung của PIM, tình hình thực tế và ngôn ngữ từ Việt Nam, có thể định nghĩa một cách tổng quát, theo nghĩa rộng về PIM là: “Công tác thủy lợi có sự tham gia của cộng đồng” và cần được hiểu: nông dân không chỉ được tham gia quản lý mà phải tham

gia từ khâu quy hoạch, thiết kế, đầu tư vốn, xây dựng thì mới có thể tham gia quản lý một cách hiệu quả, bền vững và lâu nay nông dân Việt Nam đã thực hiện

Đặc điểm của CTTL, cần thiết có sự tham gia quản lý của người dân vì CTTL: - Phục vụ đa mục tiêu, không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đơn thuần mà còn phải đáp ứng yêu cầu về chính trị, xã hội.

- Vốn đầu tư lớn, nhà nước không thể đầu tư nổi, phải có sự đóng góp của người dân (người hưởng lợi).

- Chỉ phục vụ trong một vùng đã được xác định, không phụ thuộc địa giới hành chính.

- “Sản phẩm” sản xuất ra (nước) chỉ để “bán”. Khi dư thừa không cất giữ được như các sản phẩm khác, mang tính độc quyền, nhưng không được cửa quyền, không chuyển được từ nơi thừa để bán cho nơi thiếu.

- Công trình nằm rải rác trên diện rộng, nằm ngoài trời, gắn với các khu dân cư, khu kinh tế, nhất là các khu công nghiệp, nên không chỉ chịu tác động của thiên nhiên mà còn chịu tác động của con người phá hoại, đó lại chính là những người hưởng lợi.

- Thường hay bị hư hỏng do phá hoại và khi bị hư hỏng sửa chữa rất tốn kém, phải có dân đóng góp.

- Mỗi công trình phải có một tổ chức quản lý và phải có dân tham gia mới đảm bảo bền vững hiệu quả

Từ các đặc điểm trên có thể khẳng định được: Không thể thiếu sự tham gia của người dân, nhất là tham gia vào quản lý CTTL.

Nông dân Việt Nam đã tham gia quản lý công trình thủy lợi?

Để đảm bảo công trình sau khi đã xây dựng xong, phục vụ tốt các yêu cầu của sản xuất và đời sống thông qua quản lý, phải có người dân tham gia.

Muốn đảm bảo nông dân tham gia quản lý công trình hiệu quả thì nông dân phải được tham gia ngay từ khâu quy hoạch cho đến khâu thiết kế, đầu tư, xây dựng.

Nhưng nông dân tham gia như thế nào để đạt được mục tiêu hiệu quả, là vấn đề đang đặt ra.

Nông dân với công tác quy hoạch, thiết kế

Sự thành công của một dự án thủy lợi là đã đáp ứng đúng yêu cầu của người hưởng lợi do dự án đem lại. Điều đó đòi hỏi ngay từ khâu quy hoạch và thiết kế công trình phải dựa trên cơ sở yêu cầu của họ, được tiếp nhận thông qua điều tra, tổng hợp, phân tích, bao gồm các thông tin về điều kiện tự nhiên, những yêu cầu đối với sản xuất (cây trồng, nước tưới, nước cho chăn nuôi, giải quyết khô hạn, úng ngập) và nước phục vụ đời sống (nước sinh hoạt, môi trường…) của cả cộng đồng trong vùng dự án. Các ý kiến của người dân sẽ giúp cho việc thiết kế công trình hợp lý hơn. Các ý kiến đề xuất, các thông tin thực tế càng chính xác thì quy hoạch và công trình được thiết kế càng phù hợp và sẽ khai thác đạt hiệu quả tốt hơn.

Nông dân với đầu tư, xây dựng công trình

Vì lợi ích và sự sống còn trước những tác động của thiên tai (lũ lụt, hạn hán…) nên từ ngàn xưa nông dân Việt Nam đã tham gia đầu tư, (bằng công sức, vật liệu, tiền vốn) xây dựng công trình (đào đắp, giám sát). Nhà nước có chủ trương huy động sức dân, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” thì “Những công trình hạng nhỏ do nhân dân làm, với những công trình hạng vừa và hạng lớn do nhà nước làm, hoặc nhà nước và nhân dân cùng làm…”, nông dân đã đóng góp hàng chục triệu ngày công đào đắp kênh mương, đắp đập…với hàng chục triệu m3 đất, xây dựng được hàng chục ngàn CTTL các loại. Trong 5 năm đầu sau giải phóng 1976 -1981, huyện Phú Mỹ Nghĩa Bình cũ đã đóng góp 93%, nhà nước chỉ hỗ trợ 7% tiền vốn, sử dụng 5 triệu ngày công để đào đắp, xây dựng được 8 hồ chứa nước vừa và nhỏ, đập ngăn mặn – Tạp chí TL 7/1982). Tuy chưa có một văn bản chính thức quy định, nhưng nếu tính bình quân nhiều năm trong cả nước thì nông dân đã đóng góp 20 -30% tổng số vốn đầu tư xây dựng công trình đầu mối, kênh chính (chưa tính đến đầu tư xây dựng phần kênh nhánh và kênh mặt ruộng). Một số nơi (Hải Phòng, Thanh Hóa, Đồng Tháp, Đăk Lăk…, không có sự hỗ trợ của nhà nước, nông dân đã bỏ vốn, xây dựng các công trình và tự quản lý. Như vậy nông dân đã thật sự có trách nhiệm và tham gia đầu tư xây dựng CTTL trên địa bàn, phục vụ cho chính họ.

Nông dân tham gia đầu tư xây dựng cũng là điều kiện để ràng buộc trách nhiệm của họ tham gia quản lý công trình tốt hơn, vì đó cũng là tài sản của chính họ.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, tác giả đã sơ lược những vấn đề về hệ thống công trình thủy lợi, đồng thời cũng đưa ra những con số chứng minh được sự quan tâm của Nhà nước đối với ngành Nông nghiệp, thủy lợi. Đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi là một đòi hỏi tất yếu của đất nước, của cộng đồng. Tác giả đã nêu ra được hiện trạng phát triển và quản lý tưới tiêu ở Việt Nam và Thế giới. Công tác quản lý, khai thác hệ thống và vận hành các công trình không theo đúng quy trình kỹ thuật mà rất tùy tiện, thiếu các cơ sở khoa học. Phương pháp quản lý vận hành hệ thống tưới hiện nay, phổ biến là dựa vào kinh nghiệm, nên trên thực tế chưa thể hiện được việc tưới đúng, tưới đủ theo yêu cầu của cây trồng, phần nào sẽ có ảnh hưởng tới năng suất và lãng phí nước tưới, điện năng. Và Thế giới cũng coi trọng vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng hợp lý nguồn nước tự nhiên, đặc biệt là quản lý khai thác hiệu quả các công trình đã có. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tác giả cũng nêu lên hệ thống thủy nông có vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Song song đó, chương 1 cũng chỉ ra được tình hình quản lý vận hành CTTL trong điều kiện BDKH đặc biệt là trong điều kiện hạn hán, lũ lụt, những ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH đến các hệ thống CTTL và đến công tác quản lý hệ thống thủy lợi ra sao, đưa ra các biện pháp khắc phục với hiện tượng BĐKH. Và sự tham gia của nông dân quản lý công trình thủy lợi – PIM, vai trò của người dân trong công tác quản lý CTTL.

* Những kiến nghị

Cần phải sớm tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước trên quan điểm phát triển bền vững TNN và quản lý tổng hợp TNN theo lưu vực sông là thể thống nhất, phù hợp với quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội. Quản lý TNN và quản lý lưu vực sông không thể tách rời nhau được. Cần phải nhanh chóng thống nhất quản lý TNN tập trung cho một Bộ, nếu chia sẻ, phân tán ra nhiều cơ quan quản lý sẽ làm cho TNN bị suy giảm, thậm chí mang lại những hậu quả khó lường.

CHƯƠNG 2

CÁC MÔ HÌNH T CHC VÀ TH CH QUN LÝ H THNG

THY NÔNG HIN NAY VÀ NHNG KIN NGH

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý dự án công trình thủy lợi giai đoạn đưa vào khai thác vận hành (Trang 32 - 38)