Tình hình quản lý hệ thống tưới tiêu trên Thế giới

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý dự án công trình thủy lợi giai đoạn đưa vào khai thác vận hành (Trang 29 - 32)

Ngay từ những năm cuối thập niên 80, nhiều nước trên Thế giới đã bắt đầu chuyển giao cho nông dân quản lý hệ thống tưới tiêu. Tại cuộc hội thảo Quốc tế về “Chuyển giao quản lý tưới” tổ chức tại Trung Quốc tháng 9/1994 với sự tham gia của 216 nước, người ta coi hiện tượng chuyển giao quản lý như là một cuộc cách mạng mang tính toàn cầu.

Tại hội thảo về chuyển giao quản lý thủy nông tại Châu Á do tổ chức nông lương thế giới (FAO) và Viện Quản lý nước Quốc tế (IWMI) tổ chức tại Thái Lan năm 1995, các đại biểu đã thảo luận và tổng kết 4 lý do dẫn đến việc nhiều nước thực hiện chính sách chuyển giao quản lý thủy nông trong những năm qua, đó là:

- Kinh phí của Nhà nước cấp không đủ đáp ứng các nhu cầu của công tác quản lý, vận hành, duy tu bảo dướng và sửa chữa các hệ thống thủy nông.

- Việc thu thủy lợi phí của các doanh nghiệp nhà nước rất khó khăn. - Các hệ thống tưới do các doanh nghiệp nhà nước quản lý có hiệu quả thấp. - Trình độ của người nông dân ngày càng được nâng lên và nếu được tổ chức lại thì họ sẽ có khả năng tiếp thu việc quản lý công trình.

Vậy chuyển giao quản lý tưới là gì? Chuyển giao quản lý tưới nghĩa là chuyển giao hệ thống tưới do xí nghiệp Nhà nước quản lý sang cho Tổ chức dùng nước (Robert Yoder).

Hiện nay chuyển giao quản lý thủy nông (IMT) đang diễn ra ở nhiều nước trên Thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển tại Châu Á và Châu Phi nhằm nâng cao hiệu quả và tăng tính bền vững của các HTTN.

a. Inđônêxia

Từ năm 1987 Chính phủ đã công bố một danh sách theo đó công trình có diện tích từ 500 ha trở xuống lần lượt được chuyển giao cho các hộ dùng nước. Các bước trình tự chuyển giao đã được thảo luận và làm thử trên một số công trình. Một

khung chung cho việc chuyển giao đã được Bộ các công trình công cộng hướng dẫn. Có thể tóm tắt các bước này như sau:

- Kiểm kê đánh giá cơ sở vật chất của các công trình sẽ bàn giao. - Đào tạo cán bộ làm công tác chuyển giao

- Hướng dẫn nông dân cùng tham gia vào quy hoạch thiết kế, cùng đóng góp vào để khôi phục công trình, trong đó nông dân đóng góp vật liệu địa phương và công lao động.

- Thành lập hội những người dùng nước

- Chuyển giao công trình cho hội những người dùng nước

- Chính phủ hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ sau khi chuyển giao như đào tạo, huấn luyện, cho vay vốn…

b. Trung Quốc

Giữa những năm 70 và đầu năm 80 Trung Quốc có 2 cuộc khủng hoảng về thủy lợi: Sự xuống cấp các hệ thống, thiếu nguồn nước. Bộ thủy lợi Trung Quốc đã đề xướng chương trình đánh giá về sự xuống cấp của các HTTN và tìm ra nguyên nhân của tình trạng này vào năm 1990. Từ đánh giá đó, Trung Quốc đã đề ra các biện pháp sau: Năm 1990 ra luật nước, đưa ra phạm vi những vùng được quản lý và bảo vệ cho các công trình thủy nông: cách mạng về thủy lợi phí (1980) (năm 1994 có điều chỉnh sâu sắc hơn – thiết lập hệ thống quản lý); định giá cho quản lý vận hành hệ thống; thiết lập các phương pháp tính toán trong quản lý; điều hành quản lý và điều khiển cấp Quốc gia; chuyển giao quản lý thủy nông cho nông dân; đào tạo cán bộ quản lý cho nông dân…

c. Philippine

Philippine có khoảng 1,53 triệu ha được tưới (tổng số 3,13 triệu ha đất canh tác), trong đó: Các HTTN của Nhà nước tưới cho 647.000 ha, của các xã 734.000 ha và của tư nhân đảm nhiệm là 152.000 ha.

Năm 1980 Philippine đã nhận thấy hiệu quả tưới của các công trình rất thấp và thủy lợi phí cũng được thu rất thấp. Do vậy từ năm 1980 cơ quan quản lý thủy nông Quốc tế (NIA) đã tập trung mọi cố gắng vào tổ chức người nông dân tham gia quản

lý vận hành các HTTN của Nhà nước (NIS). Trong hơn mười năm qua nó là điểm đổi mới trong các HTTN Quốc gia.

Năm 1993 cơ quan quản lý thủy nông Quốc gia của Philippine đã tiến hành đánh giá hiệu quả của việc chuyển giao quản lý thủy nông. Kết quả đánh giá cho thấy tại những công trình được chuyển giao, tỷ lệ thu thủy lợi phí đạt cao hơn, năng suất cây trồng tăng và chi phí cho quản lý giảm.

Những bài học kinh nghiệm

Tổ chức Nông – Lương thế giới (FAO) đã nghiên cứu về mô hình quản lý thủy nông ở nhiều nước. Các nghiên cứu, tổng kết của các tổ chức và FAO đều rút ra ba mô hình phổ biến là:

Mô hình Nhà nước quản lý toàn bộ hệ thống thủy nông. Mô hình nhân dân quản lý hệ thống thủy nông.

Mô hình Nhà nước và nhân dân cùng quản lý hệ thống thủy nông. Đặc trưng của các mô hình này như sau:

- Mô hình tổ chức người dân quản lý hệ thống thủy nông:

Đây là hình thức quản lý mà người dân (hay người dùng nước) tự đảm nhận. Người dùng nước tự lập ra hội dùng nước (HDN) để quản lý hệ thống thủy nông. Người dùng nước là tổ chức tập thể của những người hưởng lợi. Hội dùng nước thực hiện quản lý vận hành toàn bộ HTTN theo tập quán từ lâu đời. Các quốc gia áp dụng mô hình quản lý như thế này gồm có Mỹ, Tây Ban Nha, Indonexia, Apganistan, Chi lê…

Chính quyền Nhà nước không can thiệp vào công việc nội bộ của HDN, Nhà nước chỉ khuyến khích và tạo mọi điều kiện về pháp lý và điều kiện thuận lợi cho HDN hoạt động đạt kết quả. Tất cả các chi phí cho vận hành HTTN là do hội nghị HDN bàn bạc công khai quyết định theo tình hình thực tế. Các hội viên và người hưởng lợi đều phải đóng góp để bảo đảm các chi phí này.

Hội người dùng nước có điều lệ, trong đó quy định về cơ cấu tổ chức. Cơ cấu của hội gồm có ban quản trị, có tổ hoặc ban hòa giải, có các phòng ban giúp việc

hội, có các tổ đội vận hành, tu sửa công trình, dẫn nước vào nơi tiêu thụ. Tất cả các nhân viên này đều do hội nghị hội viên của hội bàn bạc và bầu ra.

- Mô hình Nhà nước quản lý hệ thống thủy nông: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Loại hình tổ chức này là tổ chức doanh nghiệp Nhà nước quản lý toàn bộ HTTN. Tổ chức này được thực hiện nhiều ở Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Bolivia, Austraylia, Ê qua tơ, Kenia, Việt Nam, Trung Quốc, Liên xô cũ và các quốc gia Đông Âu.

Ở một số quốc gia, các doanh nghiệp Nhà nước quản lý công trình thủy nông tồn tại lâu dài. Nhưng có một số quốc gia, các doanh nghiệp Nhà nước chỉ quản lý vận hành công trình một số năm đầu, khi công trình mới hoàn thành. Sau đó HTTN được chuyển giao cho HDN của nông dân quản lý.

Nguồn thu của doanh nghiệp Nhà nước bao gồm phần đóng góp của nông dân và các khoản trợ cấp của Nhà nước. Số tiền này ít khi được sử dụng đúng mục đích. Nhà nước cũng không thể kiểm soát được việc sử dụng tài chính và các hiện tượng quan liêu đối với ban quản lý và doanh nghiệp loại này.

Nhiệm vụ của doanh nghiệp Nhà nước do cơ quan Trung ương, Bộ Nông nghiệp, Bộ Thủy lợi hay Ban giao thông công chính phê duyệt.

- Mô hình hỗn hợp Nhà nước và người dân cùng quản lý HTTN:

Hình thức quản lý này được phân chia như sau: Nhà nước quản lý công trình đầu mối và trục kênh chính lớn, HDN của nông dân quản lý phần kênh nhánh còn lại. Hình thức quản lý này tương đối phổ biên ở các quốc gia Viễn Đông và Châu Á.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý dự án công trình thủy lợi giai đoạn đưa vào khai thác vận hành (Trang 29 - 32)