từ xa (công nghệ SCADA) để hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống thủy nông
Đối với các nước công nghiệp tiên tiến, công nghệ SCADA được sử dụng khá phổ biến trong các ngành kinh tế để nâng cao hiệu suất lao động và hiệu quả công tác. Ở nước ta công nghệ này cũng đã phát huy hiệu quả trong việc quản lý vận hành các dây truyền công nghệ mới trong ngành công nghiệp, phân phối điên,… nhưng trong thủy lợi chỉ mới áp dụng diện thử nghiệm, dùng 100% công nghệ nước ngoài. Vấn đề đặt ra là cần phải nghiên cứu Việt hóa các sản phẩm công nghệ cao theo hướng phù hợp với điều kiện Việt Nam, sử dụng dễ dàng và hạ giá thành.
Hình 3.1: Mô hình hệ thống SCADA phục vụ hiện đại hóa điều hành tưới tiêu
3.7.2.1 Phần mềm hệ thống giám sát hệ thống thủy nông
Trung tâm CNPM thủy lợi xây dựng với mục đích chính là cung cấp thông tin kịp thời về tình trạng phân phối nước trên HTTN để giúp cán bộ quản lý điều hành phân phối nước hợp lý nhằm cung cấp nước đủ và đồng đều trên các khu vực của hệ thống. Như vậy, phần mềm hệ thống giám sát hệ HTTN là một công cụ tiện ích đối với các công ty khai thác CTTL để từng bước hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả khai thác các HTTN, giảm chi phí vận hành…
3.7.2.2 Các thiết bị phần mềm, cứng của hệ thống SCADA
Thiết bị phần cứng của một mạng giám sát mực nước độ mở cống để từ đó tính toán lưu lượng nước trên HTTN có ứng dụng công nghệ SCADA bao gồm: tại văn phòng điều hành, đặt tại trụ sở công ty có máy tính được trang bị modern và cài đặt phần mềm hệ thống giám sát HTTN, có chức năng kết nối với các thiết bị ở hiện trường để nhận số liệu đo đạc và xử lý tính toán lưu lượng, lưu trữ thành tệp sẵn sang cho người sử dụng.
Các thiết bị ngoài hiện trường có ý nghĩa quan trọng và mang tính đặc thù riêng của công nghệ SCADA, các thiết bị đó bao gồm:
- Đầu đo mực nước bằng điện từ: Đây là hạng mục thiết bị rất quan trọng, quyết định độ chính xác của số liệu.
- Bộ xử lý RTU (Remote Terminal Unit) ngoài hiện trường, thực tế là một loại máy tính công nghiệp, có thể sử dụng bộ PLC (Programable Logic Control) nhập ngoại và cũng có thể sản xuất bằng vi xử lý.
- Các thiết bị phụ trợ khác như: đầu đo độ mở cống, modem, đường dây điện thoại để kết nối truyền tin, công trình bảo vệ thiết bị ngoài hiện trường…
3.7.2.3 Một số kết quả ứng dụng công nghệ SCADA để hiện đại hóa công tác quản lý thủy nông
Trung tâm công nghệ phần mềm thủy lợi đã nghiên cứu và làm chủ công nghệ SCADA ứng dụng để giám sát mực nước phục vụ HDH từng bước công tác quản lý điều hành HTTN. Một số kết quả như sau:
- Hệ thống thủy nông Bắc Sông Mã (Thanh Hóa): Dự án đầu tư của Bộ NN&PTNT, trung tâm đã triển khai chuyển giao đưa vào phục vụ sản xuất cuối năm 2004. Sản phẩm gồm có HĐH và hệ thống giám sát ứng dụng công nghệ đồng bộ SCADA cho 4 điểm đo trên hệ thống.
- Hệ thống thủy nông Nam Thái Bình, trung tâm đã lắp đặt điểm đo mực nước tại cống Lân và cài đặt phần mềm kết nối truyền số liệu tự động từ cống Lân về máy tính trung tâm tại công ty.
Kết luận và kiến nghị
1. Hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả khai thác, quản lý HTTN là vấn đề cấp thiết mang tính thời sự đang được xã hội quan tâm. Nghiên cứu ứng dụng phần mềm hệ điều hành và công nghệ điều khiển, truyền số liệu tự động từ xa là một trong những nội dung quan trọng để đáp ứng yêu cầu HĐH công tác quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác HTTN.
2. Phần mềm hệ điều hành HTTN được xây dựng với giao diện tiếng việt, thuận lợi cho người sử dụng và đã ứng dụng các phương pháp mới và hiện đại, đảm bảo độ tin cậy của kết quả tính toán.
3. Công nghệ SCADA đã được TT CNPM làm chủ công nghệ và được ứng dụng phục vụ sản xuất có nhiều triển vọng mở rộng trong thời gian tới. Tuy nhiên cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện công nghệ. Đặc biệt cần nghiên cứu làm chủ công nghệ xây dựng việc giám sát chất lượng nước tưới phục vụ môi trường và nuôi trồng thủy sản.
4. Công nghệ phần mầm và công nghệ SCADA là những công nghệ mới có nhiều ưu điểm nhưng chỉ là công cụ. Muốn ứng dụng chúng để quản lý tốt và nâng cao hiệu quả của hệ thống, điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là phải nâng cao trình độ và nhận thức của những người quản lý để sử dụng chúng hợp lý và tốt nhất.
Kết luận chương 3
Sau khi nghiên cứu, phân tích, đánh giá qua chương 3 này, tác giả đưa ra một số nội dung sau:
1. Quản lý và bảo dưỡng công trình nhằm kéo dài tuổi thọ công trình, để sử dụng và khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi, công tác quản lý bảo dưỡng công trình trên hệ thống đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
2. Nhiệm vụ chủ yếu của công tác duy tu bảo dưỡng quản lý hệ thống CTTL là bảo đảm cho hệ thống hoạt động đúng theo thiết kế ban đầu, theo đúng quy trình quản lý vận hành, mang lại hiệu quả tối đa cho người sử dụng.
3. Phân tích các nội dung của công tác kiểm tra, quản lý hệ thống công trình thủy nông và nội dung của công tác bảo dưỡng, sửa chữa trên hệ thống công trình thủy
nông với mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng nước, quản lý vận hành công hiệu quả hệ thống thủy lợi, tiết kiệm nguồn nước…
4. Đồng thời phân tích các công tác bảo vệ và an toàn cho hệ thống công trình, nghiên cứu cải tiến và áp dụng tiến bộ khoa học trong công tác quản lý hệ thống thủy nông để hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống thủy nông.
CHƯƠNG 4
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ HỆ THỐNG TƯỚI