Vẻ đẹp tâm hồn tuổi trẻ

Một phần của tài liệu BÌNH GIẢNG NGỮ văn 8 (Trang 54 - 57)

Chuyển xuống đoạn sau (từ câu "Những việc khám phá..." đến hết bài), ngôn ngữ lời văn cũng chuyển đổi, từ hiện tại tới cách cảm nhận của một người đã trưởng thành trở lại với những kỉ niệm tuổi thơ đầy mơ mộng. Ngỡ như chính Ai-ma-tốp đang bé lại để sống lại một kỉ niệm tuyệt vời. Vào một ngày nào đó của năm học cuối cùng trước khi nghỉ hèị "tôi" -người kể chuyện - lên cao, cao nữa, cao mãi, có lẽ cao tới gần ngọn cây. "Và chúng tơi, lũ nhóc con đi chân đất... trèo lên cao làm chấn động vương quốc loài chim". Một lời kể, một nhận xét thật ngây thơ mà thú vị ! Các cậu bẻ giống những chú chim non đã chiếm lĩnh vương quốc này, vòm cây xanh, bầu trời rộng. Nhờ đó, từ độ cao "ngang tầm cánh chim bay", các cậu bé đã nhìn thấy cả một .thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng. Đến những dòng này, nhân vật "tôi" mờ đi, để "chúng tôi" hiện lên choán lấy tất cả. Tại sao như thế ? Phải chăng nhà văn muốn thay đổi điểm nhìn, hố thân thực sự vào thế giới tuổi thơ để cảm nhận những vẻ đẹp thơ mộng của quê hương mình. Làng Ku-ku-rêu trên đất nước Cư-rơ-gư-xtan đã hiện lên dưới những đôi mắt trẻ thơ như thế nào ? Này đây, "đất rộng bao la làm chúng tôi sửng sốt". Này đây, "chuồng ngựa của nông trang mà chúng tôi vẫn coi là toà nhà rộng lớn nhất trên thế gian... chỉ như căn nhà xép bình thường". Phía xa là dải thảo nguyên hoang vu mất hút trong làn sương mờ đục. Và xa hơn nữa là những con sông, "những dịng sơng lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh...". Thú vị biết bao, nhờ vị trí trên cao của hai cây phong, các chú bé đã "thu vào tầm mắt muôn trùng nước non" đúng như ý thơ của Hồ Chí Minh trong một bài thơ nhiều người biết đến1. Và cũng từ vị trí ngọn cây như thế, các cậu bé được sống trong những phút giây ngây ngất, hạnh phúc. "Chúng tơi nép mình ngồi trên các cành cây suy nghĩ... Chúng tôi ngồi nép trên các cành cây, lắng nghe...". Quả thật, trong những phút giây ấy, ở những đỉnh cao ấy, tầm nhìn của tuổi thơ được mở rộng, chiều suy nghĩ được khơi sâu, cả tâm hồn và trí tuệ như đang cùng cất cánh đểcảm nhận biết bao vẻ đẹp rộng dài, lắng nghe biết bao âm thanh huyền ảo, suy nghĩ và mộng mơ, khát vọng biết bao điều thiêng liêng, kì thú. Nói khác đi, nhờ hai cây phong lớn cao, vững vàng nâng đỡ, dìu dắt lên tận đỉnh ngọn, những chú bé làng Ku-ku-rêu ấy mới được mở rộng tầm nhìn, vươn tới bao nhiêu điều bổ ích. Trong đó, có lẽ điều bổ ích nhất là giàu có thêm tâm hồn và trí tuệ. Chỉ bằng một kỉ niệm tuổi thơ cụ thể của một nhân vật cự thể, nhà văn

1

đã đánh thức trong người đọc chúng ta biết bao kỉ niệm êm đềm, thân thương về quê hương, về đất nước, khi còn ấu thơ cũng như lúc đã về già. Đến phần cuối đoạn văn, nhân vật kể chuyện lại thêm một lần chuyển giọng. Từ "chúng tôi", nhân vật xưng "tôi". "Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt,, hình dung ra những miền đất xa lạ kia... Chỉ có một điều tơi chưa hề nghĩ đến : ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này... Quả đồi có hai cây phong ấy, khơng biết vì sao ở làng tôi họ gọi là Trường Đuy-sen...". Đây chính là những dịng văn dẫn vào câu chuyện kể về những con người kì diệu của quê hương mình. Đặt ở vị trí kết thúc văn bản Hai cây phong này, đây lại là những tâm niệm của người hoạ sĩ khi được gặp lại hai cây phong, được sống lại tuổi thơ mộng mơ, lãng mạn để rồi luôn nhớ tới và biết ơn lớp người đi trước, mở đường và gieo trồng những hạt giống,1 vun xới cho cây cối, giáo dục, thức tỉnh con người lớn lên. Đó là điều tâm niệm của một tấm lòng nhân hậu, biết "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", đáng yêu quý, trân trọng. Vậy là, từ sự cảm nhận những vẻ đẹp của hai cây phong, người hoạ sĩ đã kể về một kỉ niệm tuổi thơ không kém phần tươi đẹp mà giàu ý nghĩa : ngọn cây và tầm nhìn. Cây càng vươn cao bao nhiêu, càng đón được nhiều gió bấy nhiêu. Cori người càng vươn cao, trưởng thành bao nhiêu, tầm mắt càng mở rộng bấy nhiêu, nhưng đừng bao giờ quên cội nguồni gốc rễ...

Tóm lại, trong bài Hai cây phong, trích truyện Người thầy đầu tiên cửa nhà văn Aỉ-ma-tốp, hai cây phong được miêu tả hết sức sinh động qua cái nhìn và những hồi tưởng tuổi thơ đầy mơ mộng và lắng sâu của một hoạ sĩ. Từ đó, nhà văn đánh thức nơi tâm hồn chúng ta tình yêu quê hương, lòng biết ơn các bậc tiền bối đã trồng cây vun xới những mầm xanh cây lá và giáo dục, dìu dắt thế hệ trẻ trưởng thành. Đọc và suy ngẫm về hình ảnh hai cây phong của xứ người, chúng ta không khỏi nhớ tới những cây đa, những rặng trâm bầu, những luỹ tre làng Việt Nam chúng ta. Ây là hồn quê hương, là côi nguồn của đất nước, của dân tộc và của mỗi người chúng ta.

Một phần của tài liệu BÌNH GIẢNG NGỮ văn 8 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w