Cành đa xin chị nhắc lên chơi.

Một phần của tài liệu BÌNH GIẢNG NGỮ văn 8 (Trang 84 - 87)

Có bầu, có bạn can chi tủi, Cùng gió, cùng mây thế mới vui.

Nếu xét về luật bố cục và đối xứng Đường thi thì bốn câu trên đã phạm luật, không đúng nội dung của hai câu thực (tả thực) và hai câu luận (suy luận, mở rộng), từng cặp câu cũng chưa thật đối nhau trong ngôn từ và ý nghĩa. Song đọc lên, ta vẫn thấy ngôn ngữ trôi chảy, ý tứ khoáng đạt, hồn thơ phát triển tự nhiên, gắn bó hài hồ với hai câu mở đề. Đó là những dòng cách tân Đường luật để ý tình được tung phá, "cái tôi" thi sĩ được bay bổng, tự nhiên. Bốn câu thơ cất lên những tiếng nói ước nguyện, những dự cảm thật độc đáo. Câu thứ nhất thăm dò "Cung quế đã ai ngồi đó chửa ?". Câu thứ hai, không đợi trả lời, liền đề đạt, cầu xin mạnh dạn "Cành đa xin chị nhắc lên chơi". Những hình ảnh "cung quế", "cành đa", "ai ngồi đó" gợi biết bao chuyện huyền thoại về "cung Quảng Hàn" (mặt trăng), về "cây đa, chú Cuội" mà nhiều người Việt Nam đều biết. Đó đâu phải một nơi chốn của cọn người mà là những địa chỉ siêu nhiên, những con người siêu nhân chỉ có trong tưởng tượng, trong những giấc mơ. Phải chăng, khi cất lên những tiếng thơ đó, thi sĩ Tản Đà đang ru hồn mình vào trong một giấc mơ ! Ta có cảm giác ông đang bé lại, nhỏ nhắn, tí hon như nhân vật chú Cuội ngày xưa bám vào "cành đa" bay lên, bay lên, lên đến tận cung trăng, rồi từ từ hạ xuống, ngồi dưới gốc đa, bên cạnh chú Cuội. Sau đó là một cảnh tượng, một bức tranh kì thú :

Có bầu, có bạn can chi tủi, Cùng gió, cùng mây thế mới vui.

Nhà thơ đã đến đích, được gặp chị Hằng, chú Cuội, được kết bạn với gió, mây. Hai cụm từ "can chi tủi" và "thế mới vui" thể hiện rõ tâm trạng thoả thuê, quên hết nỗi buồn khổ ở trần gian để tìm nguồn vui nơi tiên giới. Âm điệu của ngôn từ như ngân lên pha chút hóm hỉnh, cười đùa, ngông nghênh mà rất tình tứ. Có thể nói, tâm hồn lãng mạn của thi nhân đã tìm được một địa chỉ lí tưởng để thoầt li. Lên tới mặt trăng, ẩn mình trong mây bay, gió cuốn tức là Tản Đà đã hoàn toàn xa lánh được cuộc đời "buồn chấn", xa lánh "cõi trần nhem nhuốc"(1). Nhưng ước nguyện của Tản Đà khơng chỉ hồn toàn là trốn chạy, xa lánh. Đó chính là những giấc mơ, những khát vọng chân chính của một con người ln gắn bó với cuộc đời, ln mong muốn cuộc đời nói chung, đời mìnhnói riêng có niềm vui, có hạnh phúc, được gặp những bạn bè nhân hậu, chân tình. Nhà thơ từng than thở :

Chung quanh những đá cùng cây, Biết người tri kỉ đâu đây mà tìm (1\

và đã từng ước mơ :

Kiếp sau xỉn chớ làm người, Làm đôi chim nhạn tung trời mà bay(2\

Với ước nguyện Muốn làm thằng Cuội, cái khát vọng chính đáng kia bắt gặp một giấc mộng của hồn thơ đa tình, trở thành một cách nói có phần ngơng nghênh, ngạo đời,' lãng mạn. Chán đời, buồn thu, giờ đây được sánh vai bầu bạn với người đẹp Hằng Nga, được vui chơi thoả thích với mây gió, cịn gì thú hơn và làm sao cịn cơ đơn, sầu tủi được ! Cảm hứng lãng mạn của Tản Đà mang đậm dấu ấn thời đại và đi xa hơn người xưa là ở chỗ đó.

Dấu ấn thời đại và tầm xa trong hồn thơ Tản Đà được đẩy thêm một bậc, bất ngờ là ở hai câu kết bài thơ :

Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám, Tựa nhau trông xuống thế gian cười.

Đêm trung thu, trăng sáng, người người ngẩng đầu chiêm ngưỡng trăng sao, bầu trời, thì nhà thơ lại đang ngồi tít mãi trên cung trăng tựa vai người đẹp Hằng Nga nhìn xuống, ngắm nghía trần gian, rồi... cười. Vì sao nhà thơ cười ? Có thể vì đã đạt được ước mơ, khát vọng thoát li, xa lánh cõi đời trần tục, nên thoả mãn, cười vui. Cũng có thể vì được đứng ở vị trí tầm cao, đứng trên mọi thói đời nhỏ bé, thấp hèn, nên nhà thơ nhìn rõ những điều xấu xa, bẩn thỉu, đáng cười, đáng khinh của cõi trần chạt hẹp nhỏ nhoi. Cũng có thể đây là cái cười tự trào, tự giễu mình... chơi ngơng, hơn đời, khác đời. Một chữ cười mà mở ra hai ba nghĩa, thật thú vị. Phải chăng hai câu thơ kết, nhất là từ cuối cùng 86

của bài thơ ("cười") là đỉnh cao của hồn thơ lãng mạn, phong thái phóng khống, ngơng nghênh mà rất dun dáng, đa tình của Tản Đà.

Tóm lại, bài Muốn làm thằng Cuội là tâm sự của một con người bất hoà sâu

Một phần của tài liệu BÌNH GIẢNG NGỮ văn 8 (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w