TỒN TẠI HAY KHÔNG TồN TẠ

Một phần của tài liệu BÌNH GIẢNG NGỮ văn 8 (Trang 68)

(Về bài Bài tốn dân sơ' của Thái An)

Quá khứ với hiện tại, hôm qua và hôm nay nằm trong sự phát triển liên tục của thời gian, có sự kế thừa và nâng cấp. Đó là quy luật khách quan để tồn tại của con người. Bởi thế, nếu phủ nhận quá khứ, thì đó là một sai lầm tai hại. Tuy nhiên, chiếc cầu nối giữa hôm nay với hơm qua có hai hình thức : hoặc là những hồn ma (Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Truyện

Kiều của Nguyễn Du...) hoặc là lời tiên tri của các nhà thơng thái. Nếu hình

thức thứ nhất nặng về nhận thức cảm tính như một ám ảnh mơ hồ thì hình thức thứ hai lí tính hơn, khách quan hơn, nó gần như một quy luật. Bởi thế, cách tiếp nhận nó 'cũng khơng giống nhau, ở hình thức thứ nhất, đó là giao tiếp tức thời dưới dạng giấc mơ, cịn hình thức thứ hai lại tự con người phát hiện dưới dạng những văn bản ngầm có khi từ những vật vơ tri, có khi từ ý nghĩa ngụ ngôn của những câu chuyện kể. Sự trùng hợp ngẫu nhiên từ những vật vô tri hay những câu chuyện kể ấy, phải thông qua những trải nghiệm, hoặc những thao tác tư duy rất hiện đại của con người mới phát hiện ra đó là chân lí vĩnh hằng. Cảm nhận của tác giả bài văn chính là từ góc nhìn khơng ngờ, bất chợt ấy. Tâm trạng nửa tin nửa ngờ ở đây là cồ thật. Bởi làm sao câu chuyện dân số của, hôm nay (vài chục năm nay) lại có liên quan đến một câu chuyện kén rể của hàng "dăm bảy ngàn năm về trước" ? "Tôi không tin...", "ai mà tin"..., một cách nói ngập ngừng khi con người ta đến gần một vầng hào quang trí tuệ. Câu chuyện làm cho tác giả bài văn "sáng mắt ra" không khẳc câu chuyện ngày xưa Cri-xtốp Cơ-lơng tìm ra châu Mỹ không phải là khơng có căn cứ. Chỉ có điều căn cứ ấy không từ những mệnh đề lí thuyết trừu tượng của tư duy. Sự liên tưởng, do vậy thật là lí thú. Lập luận thật bất ngờ và giàu sức thuyết phục, về cơ bản là hai câu chuyện có một cấu trúc vận động giống nhau và kèm theo sau đó là những tư liệu tham khảo để người đọc tự hồn thành cơng đoạn cuối cùng : Biến khả năng thành hiện thực. Hiện thực ấy lại là một hậu quả khôn lường.

Một phần của tài liệu BÌNH GIẢNG NGỮ văn 8 (Trang 68)