MỘT TẦM NHÌN XA RỘNG (Về bài Chiếu dời đô của Lí Cơng uẩn)

Một phần của tài liệu BÌNH GIẢNG NGỮ văn 8 (Trang 133 - 134)

(Về bài Chiếu dời đơ của Lí Cơng uẩn)

Chiếu, chế, hịch, cáo nói chung là những văn bản hành chính, cơng vụ,

thường là những mệnh lệnh hoặc lời kêu gọi, thông báo từ trên ban xuống. Tác giả của nó, hoặc người ở vào tư thế phát ngôn phải là bậc vua chúa hoặc chủ tướng công bố một đường lối, chủ trương mà những thần dân hoặc tướng sĩ dưới quyền phải hết lòng thực hiện hoặc tường trình một sự kiện lịch sử nổi bật để mọi người cùng nghe. Tuy nội dung đề cập đến những vấn đề rất rộng nhưng cái đích phải đạt tới là sự thống nhất có tính chất tồn dân. Còn phương tiện, cách thức trình bày, nó phải là một bài văn nghị luận, phải dựa vào lí lẽ, lập luận để thuyết phục trăm họ, muôn dân. Với những văn bản nói trên, trong tình hình văn sử bất phân (văn nghệ và học thuật là những khái niệm thể loại chưa phải đã rạch ròi), cho đến nay nhìn lại không thể trước tác nào cũng gọi là văn chương. Hoặc chỉ có giá trị văn chương đến một mức nào đó, nhưng văn bản lại gắn liền với một sự kiện lịch sử. lớn lao chẳng hạn thì cũng khơng nên nhất loạt bỏ qua. Chiếu dời đô nằm trong tình hình ấy, nhưng đầy chất văn chương, nhất là văn xuôi trong chặng đường lập quốc. Nó cũng là khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Sức thuyết phục của nó là ở chỗ tuy là tiếng nói của một người nhưng hội tụ tấm lòng của hàng triệu người, của toàn dân tộc. Để có thể đi vào lòng người còn phải có lí lẽ, có lập luận, cách trình bày sao cho mạch lạc, rõ ràng. Tính hùng biện muốn được phát huy phải gắn với tính trữ tình nhằm tạo được sự tri ân, cảm hố.

Ưu điểm nổi bật của Chiểu dời đô là sự tập trung cao độ vào nội dung cần bàn : Vì sao việc thay đổi kinh đô "không thể dời đổi" ? Trong việc thay đổi ấy chỉ một nơi có thể định đơ, đó là "Nơi kinh đơ bậc nhất của đế vương muôn đời". Trên tinh thần ấy, lập luận không thừa một ý, diễn đạt khơng lãng phí một câu, nội dung và hình thức gần với một thứ văn bia vô cùng hàm súc. Đây cũng là một thứ mẫu mực cho bút pháp cổ văn.

Một phần của tài liệu BÌNH GIẢNG NGỮ văn 8 (Trang 133 - 134)