Việc thay đổi ấy có tính chất quy luật, không thể khư khư bảo thủ chủ quan "theo ý riêng mình". Cái ý khách quan ấy thể hiện ở cả hai yếu tố : "trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân". Cả hai yếu tố hội tụ được lợi ích lâu dài ; chỉ có "đóng đơ ở nơi trung tâm" mới có khả năng "mưu toan nghiệp lớn, tính kế mn đời cho con cháu" lâu dài. Mục đích của việc dời đô là như thế. Song nhân thức đứợc nó hay khơng cịn tuỳ thuộc vào nhãn quan, tầm nhìn chật hẹp hay xa rộng của mỗi thời, của mỗi triều đại.
Bắt chước người xưa mà không nệ cổ, ấy là một cách nghĩ phóng khoáng, canh tân. Sự lựa chọn nên hay không nên, lập luận của tác giả dựa vào thực tế xưa và nay. Sự đối lập giữa hai cách hành động, hai cách nghĩ khác nhau, tự nó bật lên chân lí : xưa khơng hẳn đã là cổ hủ, nay tuy là mới, nhưng chưa hẳn đã thức thời. Vậy xưa và nay, chẳng cần phân biệt, cứ đúng mà làm "nếu thấy thuận tiện thì thay đổi". Lấy cái đúng của hôm nay mà soi vào q khứ, Lí Cơng uẩn đã bắt gặp cách nghĩ của người xưa. Kế tục truyền thống, phát huy truyền thống cần có một sự sáng suốt sàng lọc, đó là một phương châm, phương hướng nêu làm. Tất cả những sự nên hay không nên, lập luân diễn ra ba bước : hành động dời đơ hay "đóng n đơ thành" một chỗ, mục đích của việc dời đô và kết quả của việc dời đô. Xưa, nhà Thương, đến đời vua thứ mười bảy (Bàn Canh) có đến năm lần dời đô. Tiếp nối nhà Thương, đến Chu Thành Vương cũng làm như thế tính đến ba lần. Những quyết định táo bạo ấy phải đâu là hiếm hoi, chỉ làm trong muôn một ? Mục đích và kết quả của việc dời đô ấy đã rất nhỡn tiền, mắt thấy tai nghe, không ai khơng cơng nhận. Vì đã được thừa nhận, tác giả chỉ nhắc qua "Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh". Không tán thành cách làm "Không noi theo dấu cũ của Thương, Chu" của hai nhà Đinh, Lê, lập luận có tính chất phê phán chỉ còn hai bước của tư duy được nhấn mạnh nhiều hơn. Cái lỗi của hai nhà Đinh, Lê có đến bốn điều cần phủ nhận là "lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng n đơ thành ở nơi đây". Sức thuyết phục của lối văn tranh luận không phải ở sự dài lời. Bốn vế đầu của câu vãn như những mũi tên trí tuệ bắn ra nhằm vào một cái đích : ấy là sự lẽ ra phải đổi thay của hai nhà Đinh, Lê trong hiện tại. Hậu quả của nó, thơng qua phép đối, dưới hình thức biền vãn, sự hô ứng thật muôn lần sáng tỏ được thể nghiệm tức thời bằng bốn vế tiếp theo đầy thuyết phục "khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, mn vật khơng được thích nghi".