TIÊNG BÁO ĐỘNG NGHĨ ĐẾN MÀ KINH !

Một phần của tài liệu BÌNH GIẢNG NGỮ văn 8 (Trang 62 - 64)

(Về bài Ôn dịch, thuốc lá của Nguyễn Khắc Viện)

Qua bài Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000, các nhà khoa học đã cảnh báo chúng ta một nguy cơ ô nhiễm môi trường là nạn sử dụng bao bì ni lơng một cách bừa bãi. Song còn biết bao nhiêu tệ nạn nữa cần cảnh báo, thậm chí cần báo động. Một trong những tệ nạn ấy là "nghiện thuốc lá". Đọc bài ôn dịch, thuốc lá của bác sĩ - nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện - chúng ta được

cảnh báo thêm về một vấn đề thiết yếu với đời sống mỗi người. Đây là một văn bản thuyết minh, kết hợp những lập luận khoa học rất sáng tỏ và chặt chẽ. Từ nhan đề của văn bản đến bố cục, các dẫn chứng, các lời giải thích, lập luận, nhất là hai cụm từ (một ở phần mở đầu, một ở phần kết thúc), tác giả đã vừa chỉ rõ những nguy hại ghê gớm vừa bày tỏ sự kinh hãi, lời lên án gay gắt với tệ nghiện thuốc lá. Lấy ra hai cụm từ đặc sắc của bài văn, chúng ta có thể coi đây là những tiếng báo động khẩn thiết về nạn nghiện thuốc lá mà mỗi lần nghĩ đến ai cũng phải rùng mình, kinh sợ : ôn dịch, thuốc lá, tiếng báo động... nghĩ đến

Tiếng báo động đáng kinh sợ ấy thể hiện ngay từ cái tiêu đề của bài viết. Tác giả dùng từ "thuốc lá" là nói tắt của "tệ nghiện thuốc lá". Đặt "thuốc lá" sau từ "ôn dịch" là muốn so sánh tệ nghiện thuốc lá như một thứ bệnh có đặc điểm là dễ lây lan như "dịch tả", "dịch cúm",... Nhưng không viết "dịch thuốc lá" mà viết "Ôn dịch...", một từ thường dùng làm tiệng chửi rủa, hơn nữa lại đặt dấu phẩy giữa "ôn dịch" và "thuốc lá" như một biện pháp tu từ, người viết đã biểu lộ tình cảm vừa căm tức vừa ghê rợn. Ta có thể hiểu thâm ý của người viết thế này chăng : "Thuốc lá ! Mày là đồ ôn dịch, đáng ghét, cần tiêu diệt". Và tiếp thèo, ngay ở phần mở bài (từ câu đầu đến "... còn nặng hơn cả AIDS"), tiếng báo động đã trực tiếp vang lên. Từ tin mừng loài người hầu như đã diệt trừ được dịch hạch, dịch tả, người viết nói tới đại dịch AIDS, rồi gióng lên hồi cịi dài bằng một câu văn trĩu nặng nỗi lo : "... nhiều nhà bác học sau mậy chục nãm và hơn năm vạn cơng trình nghiên cứu đã lớn tiếng báo động : Ôn dịchthuốc lá đang

đe doạ sức khoẻ và tính mạng lồi người cịn nặng hơn cả AIDS".

Đúng là một hồi còi báo động làm kinh sợ người đọc, người nghe. Bởi vì, tác giả đã đặt ôn dịch thuốc lá ngang tầm với AIDS, đã sử dụng con số hơn năm

vạn công trình nghiên cứu sau mấy chục năm của các nhà bác học để nhấn

mạnh tính xác đáng, tầm quan trọng của thông tin. Tuy là văn bản khoa học, văn thuyết minh, nhưng cách dùng từ, đặt câu của tác giả khá tinh tế, phần nào bộc lộ được cảm xúc người viết và truyền tới người đọc.

Tiếng báo động đáng kinh sợ ấy được triển khai, như những âm thanh lan toả trong phần thân bắi, và xuống cả phần kết luận. Sau mở bài nói về hiểm hoạ của ôn dịch thuốc lá trong xã hội ngày nay, tác giả đổi ý nói chuyện đánh giặc của cha ông xưa : "Ngày trước Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua : Nếu giặc đánh như vũ bão thì khơng đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu". Viết như thế có ý gì ? Phải chăng, muốn mượn lời người xưa bàn về binh

pháp, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện nhấn mạnh mức độ nguy hiểm và kiểu cách phá hoại của tệ nghiện thuốc lá. Nói cụ thể là : tệ nghiện thuốc lá nguy hiểm không kém gì giặc cướp, giặc ngoại xâm. Thuốc lá phá hoại cuộc sống con người như tằm gặm nhấm lá dâu. Với con tằm ăn lá dâu, ta có thể nhìn thấy, có thể cho phép hay ngăn chặn. Còn thuốc lá, nó phá hoại chúng ta bằng cách gặm nhấm âm thầm, bí mật, từng giờ, từng ngày không dễ gì nhìn thấy được và khơng dễ gì ngăn chặn được. Câu văn mở đầu phần thân bài đúng là hồi còi báo động, báo cho chúng ta biết : thuốc lá là giặc cướp, thuốc lá gặm nhấm sức lực và cả tâm hồn, đạo đức của loài người, của mỗi con người Ghúng ta.

1. Trước hết, thuốc lá gặm nhấm cơ thể, sức lực người hút, người nghiện.Tác giả chỉ rõ : "Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc, thấm vào cơ thể". Bằng Tác giả chỉ rõ : "Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc, thấm vào cơ thể". Bằng lời giảng của một nhà khoa học, một bác sĩ tài giỏi, tác giả giải thích, phân tích cụ thể tác hại của khói thuốc lá đối với các bộ phận trong cơ thể người hút, người nghiện. Sau mỗi lời giảng giải là một sơ kết, nhấn mạnh những hậu quả thuốc lá gieo vào con người. Nào là "gây ho hen và sau nhiều năm gây viêm phế quản", nào là "sức khoẻ người nghiện thuốc ngày càng sút kém". Lại nữa, hỏi bệnh viện K, bác sĩ viện trưởng thông báo : "trên 80% ung thư vòm họng và ung thư phổi là 'do thuốc lá", đến Viện tim mạch, cũng được nghe Viện trưởng cho biết: "chất ni-cô-tin của thuốc lá làm các động mạch co thắt lại, gây những bệnh nghiêm trọng nhừ huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim,... có thấy những người 40 - 50 tuổi đã chết đột xuất vì nhồi máu cơ tim... có thấy những khối ughê tởm mới nhận ra tác hại ghê gớm của thuốc lá...". Trong một câu ngắn có tính khoa học lạnh lùng, tác giả đã dùng liền hai từ biểu cảm ghê tởm, ghê gớm khiến người đọc, đọc lên khơng khỏi rùng mình. Đấy là tiếng báo động cấp 1.

Một phần của tài liệu BÌNH GIẢNG NGỮ văn 8 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w