(Về bài thơ Quê hương của Tế Hanh)
Nói chung, nhà thơ nào mà chẳng có một miền quê. Vì vậy những bài thơ nói về cái núm ruột sinh tồn ấy, với họ không có gì khó hiểu. Nhưng nếu gọi đó là những nhà thơ của quê hương - ở cấp độ đề tài và cảm hứng một đời thì chưa phải. Trong bối cảnh ấy, ta mới biết quý một Tế Hanh bình dị chân thành, những phẩm chất của quê hương, mảnh đất đã tạo nên ở nhà thơ một sức sống dai bền, một tấm lòng chung thuỷ. Gương mặt nhà thơ, nghĩa là cốt cách thơ, giọng điệu thơ từ đó mà hình thành, rồi cũng từ đó mà được nâng cao, để tươi tốt một cây thơ nặng tình với đất. Quê hương, bởi vậy, tuy đã xuất hiện từ khi tác giả còn rất trẻ, mới bước vào làng thơ, nó vẫn là một chấm son giữa cánh đổng thơ mới. Cái mới ở đây không phải trong khu vực đề tài mà ở thể thơ, ở cấu trúc bài thơ, nhất là ở hồn thơ. Thể thơ tám chữ là mới (tuy đã xuất hiện trong thể loại hát nói - nhưng nằm trong hệ thi pháp trung đại), cấu trúc bài thơ có một cách phân đoạn không đều, không theo bố cục : đề, thực, luận, Jkết của thơ Đường. Tất cả (hai yếu tố trên) do hồn thơ, do cảm hứng của "cái tôi" trữ tình xơ đẩy như những con sóng biển khi dìu dặt, lúc tràn bờ. Cảm hứng ấy diễn đạt bằng những hình ảnh ngơn từ đầy sáng tạo.
Bài thơ mở ra bằng hai câu khái quát nhưng nội dung của nó khơng chỉ có ý nghĩa thuyết minh hạn hẹp :
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới : Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.
1 0 8
Nếu xét theo ý nghĩa thông tin đơn giản thì ta hiểu đó là một làng ven biển, như một thứ cù lao, dân ở đấy làm nghề đánh cá. Nhưng cái tình của Tế Hanh, cái hồn biển của Tế Hanh đã gửi vào câu chữ để cái làng ấy hiện ra duyên dáng, nên thờ, phảng phất một cơn gió biển làm sóng nước bồng bềnh. Làng ở vào thế trung tâm, nước là đường' viền, nước màu lạnh làm nền, còn đất (làng) như một điểm ấm sáng hiện ra như một niềm thương nhớ chơi vơi. Thêm nữa,làng không chỉ cố "nước bao vây" mà khoảng cách biển cũng được đó bằng nước (nửa ngày sông). Thời gian được đo bằng không gian, một không gian nước vừa quấn quyện vừa mênh mông thơ mộng. Làng vốn là làng mà làng cũng như con thuyền bốn mùa dập dờn trong sóng nước êm ru. Nhà thơ đã cá biệt hoá cái làng chài lưới của mình bằng những cảm nhận rất riêng ấy. Nó vừa tả thực vừa hiện lên như một giấc chiêm bao.
Rồi sáu câu miêu tả cảnh "trai tráng bơi thuyền đi đánh cá" cũng được miêu tả bằng sự kết hợp giữa bút pháp tả thực và bút pháp lãng mạn ấy :
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Đúng là một câu thơ có hoạ, có nhạc. Đẹp vô ngần với màu sắc của bức tranh vùng trời vùng biển giữa một sớm mai hồng với gió nhẹ, trời trong như có sức thanh lọc và nâng bổng tâm hồn. Cũng đẹp vô ngần là nhạc điệu, tiết tấu. Bằng nhịp ngắt 3/2/2, câu thơ như mặt biển dập dềnh, con thuyền rã khơi nhịp nhàng với những con sóng chao lên lượn xuống, như một sự nâng đỡ, vỗ về. Không dùng kích thước để đếm đo, thay vào đó một tấm lòng đưa tiễn, dịu ngọt thân thương, trìu mến. Tuy nhiên, hình ảnh trung tâm của đoạn thơ vẫn là hình ảnh con thuyền. Con thuyền ấy chắc ở đâu cũng thế, nó chỉ bình thường thơi, nhưng riêng với nhà thơ, nó rất lạ : trẻ trung như những trai làng trên con thuyền ấy, con thuyền mang khuôn mặt họ, sức sống niềm vui của họ. Sự hồ hởi trong phút lên đường của con thuyền trên mặt biển được so sánh với con tuấn mã vượt đường xa là một liên tưởng bất ngờ, độc đáo. Con thuyền do đó có một vẻ đẹp riêng, một sức sống riêng. Nó cũng có hổn, cũng thật đẹp, thật đáng yêu, cũng bầu bạn thân thiết với con người. Dân trai tráng trên con thuyền ấy vốn cũng bình thường đã trở thành những tao nhân, tráng sĩ. Cánh buồm trên con thuyên ấy, trong một phút xuất thần đã được đặc tả, được linh diệu hoá rất hay :
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao ỉa thâu gổp gió...
Cánh buồm ấy thực ra cũng khơng có gì đặc biệt, nó chỉ là "chiếc buồm .vôi", nhưng ở đây nỏ đã được hoá thân nhằm kết tinh cho một thứ đời sống bên trong của làng chài lưới. Thiêng liêng sâu nặng biết bao, nó như những mảnh
hồn làng, nghĩa là một thứ hồn vía quê hương thân thuộc đến bâng khuâng. Nói
đến cánh buồm no gió, cánh buồm căng là do có gió thổi vào, nghĩa là tư thế phụ thuộc, bị động. Nhưng tình hình ở đây có sự đảo ngược, buồm và gió được trao đổi vị trí cho nhau. Các động từ tình thái là trong hệ thống ấy. "Rướn thântrắng" là chủ động, một sự chủ động hào hùng thể hiện khả năng sức mạnh, "thâu góp gió" cũng là chủ động nhưng mơ mộng đầy chất lãng tử, thi nhân. Cả hai câu thơ cứ lung linh vừa thực vừa như không thực hày tạo ấn tượng về cái đẹp rất khó giải thích rạch rịi, âu đó cũng là phẩm chất của những câu thơ hay, dấu hiệu của những tài năng mà mấy ai có được ? Nhưng, xét cho cùng những sáng tạo hình ảnh của Tế Hanh, tất nhiên phải do yếu tố tài năng, nhưng đằng sau cái tài năng đột xuất ở đây cịn có cái tình. Chính vì cái tình với quê hương phải dạt dào đến mức nào, chẳng hạn như sóng gió một vùng biển làng quê mới có thể làm cho con thuyền, chiếc buồm cất cánh.
Như thế là chất muối mặn của biển khơi đã thấm dần từ khung cảnh một làng chài lưới, "cách biển nửa ngày sông" đến ngọn gió, con thuyền, cánh buồm,... một khơng gian mặn mịi thân thuộc. Không tả muối mặn nhưng hương vị đặc trưng ấy cứ đang lan toả, đang phảng phất đâu đây để khơng lẫn với một vùng q khác. Đó là "cái đạm" như có người nói, nhưng là "cái đạm sau khi đã nồng".
Thế là con thuyền nhẹ nhõm chỗ trời trong gió nhẹ ra đi với cánh buồm hi vọng, vẫn là con thuyền ấy, ngày hôm sau đầy nặng cá trở về, giấc mơ đã trở thành hiện thực. Hiện thực trong cái ồn ào tấp nập của dân làng ra đón ghe, đón cá. Là hiện thực rồi mà nó vẫn như mơ : "Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe". Đặt những câu thơ vào bối cảnh nhọc nhằn đầy hiểm nguy của việc ra khơi những năm trước Cách mạng, khi trình độ và phương tiện còn thấp kém, thô sơ (chưa có thơng tin, chưa có tàu thuyền đánh bắt cá xa bờ,...) còn phụ thuộc rất nhiều vào may rủi, mới thấy íời cầu nguyện trong thơ không phải là vơ nghĩa. Vì vậy, con thuyền trở về là niềm vui đầy ắp trong khoang. Những con cá bằng mồ hôi nước mắt - đôi khi phải đánh đổi bằng cả tính mạng con người - được nhìn bàng ánh mắt thân thương trìu mến : "Những con cá tươi ngon thân bạc trắng". Nhưng, cảnh con thuyền về bến đọng lại nhiều cảm nghĩ nhất là bốn câu tiếp theo tả chính con thuyền và "Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá" :
Dân chài lưới làn da ngâm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm ;
11 0
Chiếc thuyền im bêh mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Chắc khoẻ như những bức tượng đồng nâu, ấy là màu da của người vật lộn với nắng, gió khơi xa đội trời lướt biển, ăn sóng nói gió vốn từng quen. Đó là hình thức, dấu hiệu bên ngồi. Câu thơ toàn vẹn, nguyên khối và nổi bật hơn,ấn tượng hơn là câu "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Chất thực và chất thơ đã tạo nên một thân hình cường tráng, săn chắc đã được thử thách tồi luyện bằng sóng lớn gió to, bằng bao nhiêu bất trắc. Trước biển rộng, những con người được nghệ thuật tạo hình bằng ngơn ngữ dựng lên kì vĩ, lớn lao, ngang tầm với trời cao, biển rộng. Song, sự bất động - khi liên tựởng đến bức phù điêu - trở nên sinh động vì hơi thở ấm áp, "nồng thở vị xa xăm" của con người. Hơi thở của những chàng trai dường như nồng nàn hơn sau mỗi lần đi biển. Đó là nồng độ,-cịn vị xa xăm là vị gì ? Đây là thứ hương vị đặc biệt không thể cảm nhận được bằng một giác quan cụ thể. Bởi nó chỉ thấp thống, khơng định hình và khơng thể gọi tên : vị của xa xôi, của biển cả. Na xăm là một cảm giác
không gian vốn khơng có mùi vị, đây đúng là một sáng tạo vô giá của nhà thơ, nó gợi được sự liên tưởng và những khát khao chiếm lĩnh những chân trời xa lạ mà những con thuyền ra khơi cùng những nhà thám hiểm mưu trí kiên cường.
Hình ảnh con thuyền cũng giống hình ảnh con người đã trở về sau những chuyên đi xa. Nó vừa là những con thuyền thực vừa là những con thuyền thơ. Thực là vì nó đã về bến đỗ để được neo đậu, được bình n khơng cịn bị gió dập sóng xơ. Nhưng chất thơ là ở chỗ : nó cũng như một con người. Biện pháp nhân hoá của nhà thơ đã phát huy hiệu quả tối đa khi kết hợp với thủ pháp đối lập. Con thuyền lúc ra khơi hăng hái, hào hứng không kém con người ("Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã - Phãng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang"), nay nó lặng lẽ vì mỏi mệt, muốn nghỉ ngơi sau một chuyến đi vất vả gian truân. Nhưng im lặng không phải là vô tri, là vô tư lự. Ngược lại nó giống như bậc hiền triết : trong im lặng, nó vẫn khái quát nghĩ suy về sự được mất của con thuyền. Nó lại biết nghe cái mà khơng ai có thể nghe :
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Nếu những chàng trai "nồng thở vị xa xăm" thì con thuyền - bất ngờ thay, "nghe chất muối thấm dần" trên cơ thể. cảm nhận về sự mận mòi này là cầm giác có thật, ấy là niềm vui lặng lẽ của con thuyền được dày dạn hơn trong tôi luyện để cứng cáp hơn. Tục ngữ có câu "Ai ơi chân cứng đá mềm", phải chăng con thuyền đang nói với chính mình để chuẩn bị cho những cuộc ra khơi rồi sẽ còn tiếp nối.
11 2
Nhìn chung, cảnh ra khơi và cảnh trở về đã hoàn tất một chuyến đi xa, ấy là những chuyến đi thực thì rất đỗi nhọc nhằn, gian truân, vất vả. Nhưng vì là nghề kiếm sống, họ phải ra đi để họ và gia đình họ có cái ăn, cái mặc hằngngày. Cơng việc sinh nhai lương thiện và cao quý ấy rất đáng ngợi ca. Tình yêu quê hương của nhà thơ là tình yêu những con người như thế. Đó là sự đồng cảm, trân trọng, quý mến chân thành.
Tuy nhiên những kí hoạ của nhà thơ không phải là những bức tranh trực tiếp tức thời. Cảnh và người với nhà thơ, nó chỉ hiện lêp trong kí ức, nghĩa là có một khoảng cách xa xơi, vì thế nó mới là một miền "tưởng nhớ" :
Nay xa cách lịng tơi ln tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thống con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tơi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !
Trong nỗi niềm "tưởng nhớ" ấy, dường như chỉ cần nhắm mắt lại là cảnh và người lại hiện ra rõ mổn một. Bởi nó đã nhập tâm, nhập vào kí ức của thi nhân thời bé dại ấu thơ. Nó sẽ cịn là hành trang đi suốt cuộc đời. cảnh và người ấy hiện ra bằng màu sắc và bằng đường nét y như thật, y như là đương diễn ra. Bởi màu nước xanh, bởi màu cá bạc, cả chiếc buồm vôi nữa chỉ ở quê biển nhà thơ nó mới như thế. Sau này, trước trời xanh Quảng Trị, nhà thơ vẫn một cái nhìn biến lạ thành quen : "Trời vẫn xanh một màu xanh Quảng Trị - Tận chân trời mây núi có chia đâu" (Nói chuyện với con sông Hiền Lương). Ây là chưa kể giọng thơ : kể mà như đếm, nói với người mà như nói với mình ("Màu nước xanh / cá bạc / chiếc buồm vôi") theo lối ngắt câu làm ba nhịp như nghẹn ngào một nỗi nhớ thương đau đáu. Từ "nghề chài lưới" đến "cái mùi nồng mặn", từ "cánh buồm giương to" đến "chiếc buồm vôi", cái ảo thu về cái thực, cái thực trong tâm tưởng, nó tha thiết đến nao lòng. Bài thơ đã kết thúc, nhưng bức tranh về quê hương vùng biển, cảnh và người vùng biển, nhất là tình của nhà thơ với quê hương vẫn đầy dư vị, ngân nga. Tình cảm ấy như chất muối thấm đẫm trong những câu thơ, cả giọng thơ bồi hồi tuy ngơn ngữ thơ nói chung vơ cùng bình dị.