ĐỨNG GIỮA ĐẤT CÔN LÔN

Một phần của tài liệu BÌNH GIẢNG NGỮ văn 8 (Trang 78)

(Về bài thơ Đập đá ồ Cồn Lôn của Phan Châu Trinh)

Như ta đã biết, vào những nãm đầu thế kỉ XX, cùng hoạt động cứu nước, cùng sáng tác văn chương, bên cạnh cụ Phan Bội Châu có một số chí sĩ yêu nước khác cũng rất đáng kính, trong đó, nổi bật là cụ Phan Châu Trinh. Chặng đường hoạt động của cụ Châu Trinh ngắn hơn cụ Bội Châu. Năm 1908, cụ đã bị giặc bắt, rồi bị đày ra Côn Đảo. Tại đây, Phan Châu Trinh đã sáng tác một số bài thơ nổi tiếng. Trong đó nhiều người biết đến nhất là bài Đập đá ở Côn Lôn.

So với bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu, Đập đá ở

Côn Lôn ra đời trước sáu năm. Xa cách về thời gian, về không gian, nhưng

cảnh ngộ tác giả - người anh hùng chí lớn bị mất tự do - nhất là bản lĩnh làm người của hai nhà thơ thì tương tự, nên tác phẩm có đơi ba nét tương đồng. Nét tương đồng dễ thấy giữa hai bài thơ là về thể thơ, cả hai đều là thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật ; về đề tài, cả hai đều là thơ viết trong tù vượt trên xiềng xích, nói lên chí hướng, lí tưởng, tự hoạ chân dung nhân cách của chính mình ; về giọng điệu, cả hai đều là thơ khẩu khí hào hùng, mạnh mẽ, đậm chất anh hùng ca,... Tất nhiên, xét về nội dung, ngôn từ, hình ảnh,... cụ thể của tác phẩm, Đập đá ở Côn Lôn khác với Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác. Điểm sáng chói nhất trong bài thơ của cụ Phan Châu Trinh là hình tượng một đấng tài trai hiên ngang, ngạo nghễ vung cao chiếc búa... đứng giữa đất Côn Lôn rải rác đá hịn, đá tảng và bời bời sóng gió đại dương

Bài thơ có bố cục quen thuộc của thơ Đường luật ; đề, thực, luận, kết. Tuy nhiên nếu ta quan sát kĩ hình tượng nhân vật trữ tình - cũng là hình ảnh nhà thơ - ta thấy có hai nét nổi, bật :

Một phần của tài liệu BÌNH GIẢNG NGỮ văn 8 (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w