Sang đến bốn câu sa u hai câu luận và hai câu kết, nhà thơ chuyển

Một phần của tài liệu BÌNH GIẢNG NGỮ văn 8 (Trang 80 - 81)

giọng từ miêu tả tung phá sang suy nghĩ lắng sâu :

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi, Mưa nắng càng bền dạ sắt son. Những kẻ vá trời khi lỡ bước, Gian nan chi kể việc con con !

Đây là những lời tự nhủ, tự động viên mình hãy vững vàng trước những khó khăn, thử thách. Hai câu luận cũng có hai cặp đối xứng khá chặt chẽ : "tháng ngày" - "mưa nắng" ; "thân sành sỏi" - "dạ sắt son". Ý thơ mở rộng, không chỉ nói việc đập đá mà khái quát thời gian, không gian, những "nắng mưa", bão tố của cuộc đời đang đợi mình phía trước. Đấy là nhà tù, là gông xiềng, tra tấn, là nối tiếp những lao dịch khổ sai, những cơ cực gấp bội phần việc đập đá. Nhưng, tất cả, mình đều chấp nhận, thậm chí đều coi là điều kiện, là trường học để tôi luyện cho thân thêm "sành sỏi", cứng rắn hơn, cho dạ "sắt son", lòng trung thành với dân với nước càng bền vững hơn. Nghe được những tiếng tự tình như thế của nhà thơ, ta phát hiện thêm một vẻ đẹp nữa của thơ. Đó là hai cặp tiểu đối khá tinh tế : Tháng ngày - biểu tượng cho sự thử thách kéo dài đối chọi với "thân sành sỏi" ; Mưa nắng - biểu tượng cho những gian khổ ở đời đối chọi với "dạ sắt son". Đồng thời, ta còn nhận ra nghệ thuật ẩn dụ cũng khá thú vị của

hai câu thơ. Dùng hai hình ảnh "sành sỏi" và "sắt son", vốn rất gần gũi cuộc sống đời thường ngầm ví với bản lĩnh tinh thần và sức lực của con người khiến cho thơ mang âm điệu dân dã mà vẫn trang trọng, dễ hiểu. Đến hai câu kết lại xuất hiện một ẩn dụ nữa cũng đậm tính dân gian và cũng rất ấn tượng :

Những kẻ vá trời khi lỡ bước, Gian nan chi kể việc con con.

Hình ảnh "kẻ vá trời" nhắc người đọc nhớ tới huyền thoại về bà "Nữ Oa đội nhớ tới huyền thoại về bà "Nữ Oa đội đá vá trời". Tự ví mình là kẻ vá trời, tương tự một vị thần kì diệu như thế là cách nói khoa trương, cường điệu. Song ngẫm ra, cũng không phải là quá lời.

Một phần của tài liệu BÌNH GIẢNG NGỮ văn 8 (Trang 80 - 81)