Chinh phụ ngâm khúc nổi tiếng theo

Một phần của tài liệu BÌNH GIẢNG NGỮ văn 8 (Trang 90 - 94)

bản

(1) Thơ văn Ắ NamTrán Tuấn Khải, NXB Văn học, H., 1984.

9 0

dịch chữ Nôm của Đoàn Thị Điểm. Giờ đây, đọc khúc ngâm mở đầu Hai chữ

nước nhà này của Trần Tuấn Khải, ta như gặp lại những âm điệu của Chinh phụ ngâm khúc vừa, tự sự, vừa miêu tả trữ tình, biểu ý và biểu cảm khá hài hoà.

Xuống đoạn hai - 20 dòng thơ tiếp theo - Nguyên Phi Khanh nhắc nhở con trai (cũng là lời Á Nam), nhắn gửi người đời về tình cảnh đất nước dưới gót giày quân xâm lược. Sau mấy lời tóm tắt truyền thống anh hùng của dân tộc "Giời Nam riêng một cõi nậy - Anh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì", là bức tranh thê thảm của non sông đất nước :

Bơh phương khói lửa bừng bừng, Xiết bao thảm hoạ xương rừng máu sông !

Nơi đô thị thành tung quách vỡ, Chốn nhân gian bỏ vợ lìa con,

Làm cho xiêu tán hao mịn, - Lạ gì khác giống dễ cịn thương đâu Ị...

Về nghĩa gốc, đoạn thơ miêu tả "vận nước" ta khi bị "quân Minh thừa hội xâm lăng". Nhưng người đọc cảm nhân rõ đây chính là hình ảnh quê hương, Tổ quốc Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp và sự suy đồi bạc nhược của triều Nguyễn lúc bấy giờ. Những hình ảnh đặc tả khói lửa bừng bừng, thành tung quách vỡ kết họp vói những hình ảnh ẩn dụ xương rừng, máu sông và những chi tiết khái quát bỏ vợ lìa con, xiêu tán hao mòn,... nối tiếp nhau

hiện lên. Tác giả đã nhập vai nhân vật Phi Khanh - một nạn nhân vong quốc đang đi vào cõi chết - vừa miêu tả hiện tình đất nước vừa lên án tội ác kẻ thù. Cho nên, lời thơ vừa tả thực vừa trĩu nặng những cảm xúc chân thành, xót thương và căm giận. Chắc rằng, người đọc những năm hai mươi của thế kỉ XX cũng là những nạn nhân vong quốc đã dễ dàng đồng cảm với nhà thơ khi đối chiếu ngơn ngữ hình ảnh thơ với thực tế cuộc sống, đất nước ta lúc bấy giờ. Hơn nữa, sau những dòng thơ cực tả như thế, tác giả trực tiếp bày tỏ cảm xúc bằng những lời cảm thán, những tiếng nói từ gan ruột mà thốt lên :

Thảm vong quốc kể sao xiết kể, Trông cơ đồ nhường xé tâm can,

Ngậm ngùi đất khóc giời than, Thương tâm nịi giống lẩm than nỗi này !

Khói Nùng Lĩnh như xây khối uất, Sóng Hồng Giang nhường, vật cơn sầu,

Con ơi! Càng nói càng đau, Lấy ai tế độ đàn sau đố mà ?...

Trừ hai tiếng "con ơi" là lời của Phi Khanh gọi Nguyễn Trãi, còn lại, tất cả chính là lời của nhà thơ, hơn nữa, đây là lời của non nước nhắn gửi quốc dân đồng bào. Vì thế, tác giả đã sử dụng nhiều hình ảnh lớn lao, kì vĩ : đất khóc, giời than, Khói Nùng Lĩnh xây khối uất, Sóng Hồng Giang nhường vật cơn sầu,... Nỗi đau mất nước, mất tự do như lên đến tột đỉnh, kết lại thành những

cơn đau xé tâm can, những khối đau cuồn cuộn mịt mờ như sương khói phủ tối núi non, những dòng đau cuồn cuộn, vật vã như sóng nước sơng Hồng. Nhà thơ đã sử dụng nhiều từ ngữ khoa trương, nhiều ẩn dụ đặc sắc rất sát hợp những cung bậc cảm xúc vừa đau đớn xót xa vừa căm hờn cháy bỏng. Chẳng rõ, khi viết những dòng thơ này, Á Nam có nghe tiếng đồng vọng của những lời trong

Hịch tướng sĩ, nhất là những câu trong Bình Ngơ đại cáo ngày xưa : Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi. Lẽ nào trời đất dung tha,

Ai bảo thần nhân chịu được ?

Dù thế nào thì đây vẫn là những tiếng hịch truyền, những lời bố cáo của một tâm hồn yêu nước thiết tha mong muốn thức tỉnh nhân dân, đồng bào nhận rõ hiện tình đất nước để có những suy nghĩ, những hành động đúng đắn, kịp thời đứng lên cứu nước.

Lời kêu gọi cứu nước tập trung ở tám dòng thơ cuối:

Cha xót phận tuổi già sức yếu,

Ngọn cờ độc lập máu đào còn dây...

Trở lại với câu chuyện Phi Khanh - Nguyễn Trãi, chúng ta thấu hiểu cảnh ngộ và nỗi lòng của người cha đau đớn. Có lẽ, đau cho thân phận của riêng mình thì ít, mà đau cho vận nước đang cơn bĩ cực thì nhiều, nên Phi Khanh đành "bó tay", chấp nhận "thân lươn bao quản lấm đầu" để gửi gắm tất cả khát vọng và niềm tin vào con trai, vào thế hệ trẻ bấy giờ :

Giang sơn gánh vác sau này cậy con. Con nên nhớ tổ tơng khỉ trước, Đã từng phen vì nước gian lao, Bắc Nam bờ cõi phân mao, Ngọn cờ độc lập máu đào còn dây...

Lời Phi Khanh dạỵ con, hay chính là những tâm sự của Trần Tuấn Khải muồn gửi tới các bạn đọc đương thời ? Nghe giọng điệu bên ngồi thì rõ ràng đây là lời cha dạy con. Các từ ngữ cậy con, con nên nhớ... vang lên trang trọng, tha thiết. Song suy ngẫm vào nôi dung bên trong của "lời dạy", ta hiểu rằng đây cũng là lời tâm sự sâu kín của chàng thi sĩ trẻ Trần Tuấn Khải. Bởi vì, tác phẩm

Hai chữ nước nhà này được viết năm 1926, lúc nhà thơ 31 tuổi, hẳn chưa dám

lên tiếng dạy ai, kêu gọi ai. Nói khác đi, chàng thi sĩ lãng mạn đã hoá thân vào nhân vật lịch sử để giãi bày tâm sự, khát vọng của chính mình. Thấm thìa cảnh ngộ của Phi Khanh và chắc cũng đồng cảm với nỗi niềm Nguyên Trãi ngày xưa, nhà thơ đã suy ngẫm về lịch sử dân tộc rồi giãi bày khát vọng của chính mình bằng những lời tâm huyết nhất : "Con nên nhớ tổ tông khi trước...". Người thanh niên yêu nước Á Nam "Nghĩ lời ông Phi Khanh..." hay đang mượn lời lịch sử tự dặn mình, để chia sẻ với thế hệ của mình ?

Bắc Nam bờ cõi phân mao, Ngọn cờ độc lập máu đào cịn dây...

Hình ảnh "ngọn cờ độc lập" in "máu đào" của cha ông được khẳng định rằng "còn dây" mang nhiều nghĩa. Nó vừa nhắc thế hệ con cháu ngày nay niềm tự hào về truyền thống anh hùng dân tộc, vừa giục giã, khích lệ hành động. Đối chiếu với mấy lời Phi Khanh mở đầu cuộc chia tay "Con ơi, con nhớ lấy lời cha khuyên", ta nhận rõ hơn ý nghĩa đoạn thơ cuối này. Đó vừa là lời của cha ông dặn lại con cháu, cũng là lời hịch của lịch sử, của đất nước vọng về, là lời tâm sự của nhà thơ muốn chia sẻ những khát vọng và niềm tin tới thế hệ trẻ, tới nhân dân lúc bấy giờ. Ngày náy, đọc lại những dòng thơ này, chúng ta làm sao không đồng cảm với nhà thơ những khát vọng, niềm tin cao đẹp ấy ? Hình ảnh "ngọn cờ độc lập" tuy kết thúc đoạn trích nhưng lại nhắc ta nhớ tới mấy dòng thơ phần đầu khá ấn tượng :

Giời Nam riêng một cõi này, Anh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì!

"Người Việt Nam ta rất yêu nước, động đến lịch sử là rung động dây đàn yêu nước thương nòi của mọi lòng người...". Nhà thơ Xuân Diệu từng nêu lên một nét truyền thống tốt đẹp như thế trong tâm hổn Việt Nam chúng ta. Từ những dòng đầu nối kết với mấy dòng cuối, khúc ca Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải đã rung động "dây đàn yêu nước" trong lòng bạn đọc một thời và truyền tới chúng ta ngày nay như thế đó.

Một phần của tài liệu BÌNH GIẢNG NGỮ văn 8 (Trang 90 - 94)