Cảm xúc thơ mỗi lúc một chới với Chỗ đứng thời gian khơng cịn xác định

Một phần của tài liệu BÌNH GIẢNG NGỮ văn 8 (Trang 99 - 101)

đứng thời gian khơng cịn xác định nữa, câu thơ vội vàng, gấp gáp như níu kéo lại một chút gì đó của ngày xưa.

Hình tượng con hổ vừa là thi sĩ vừa là bậc đế vương rực rỡ lên trong ánh chiều sắp lặn hiện lên trong toàn cảnh ấy. Cũng trong ánh chiều sắp lặn, chiều kích, tầm cỡ con hổ cứ lớn dần lên. Sự vận động đầy tính bất ngờ và biến ảo tạo được những câu thơ thật hay, với bài thơ nói riêng, với cuộc cách mạng nhằm hiện đại hố thơ nói chung thời ấy. Nhiều người khen đoạn thơ như một bức tranh tứ bình có cả đêm, ngày, sáng, tối. Nhưng có lẽ cần chú ý nhiều hơn đến hồn chữ, hồn thơ. Đêm vốn là đêm tối {bóng ăm thầm, hang tối) trở thành đêm vàng thơ mộng. Vẫn là con suối ngàn sâu và ngàn xưa nhưng lộng lẫy hẳn lên. Nó truyền dẫn được vào tâm hồn con hổ, để là con hổ thi nhân ("Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan"). Cũng vậy, "ngày mưa" vốn buồn bã, đìu hiu, đơn điệu biết chừng nào, nhưng với một tâm hồn vừa được gột rửa để khơng cịn là trần tục nữa, con hổ có một cái say khác, lặng lẽ thôi mà rạo rực ở bên trong : "Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới". Bài thơ có hai câu thật sự mới mẻ trong cách đặt câu thì một dành cho đoạn hai : ("Với khi thét khúc trường ca dữ dội"), còn một cho đoạn ba : "Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt". Đây là hai trường hợp dùng đảo ngữ rất đắt, nó tạo được cái hình ảnh kì lạ, lớn lao của loài hổ : hoặc với nó, thiên nhiên phải nâng tầm lên cho tương xứng, hoặc nó khơng chỉ là nó, nó đang vươn tới cái chiều kích vũ trụ, cái vơ tận vô cùng.

Đoạn nãm của bài thơ, như trên đã phân tích, vẫn tràn chảy trong 'dịng hồi niệm, nhưng cái ảo của quá khứ xa xôi dần dần đã bị cái thực thay vào. Mà đã thực thì đâu cịn là thơ nữa. Quá khứ không tồn tại trong dạng hình ảnh chính là vì thế. Chỉ là ý tưởng trong câu "Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ". Còn câu "Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa" cũng chỉ là lặp lại câu "Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa". Cái thực khi hiện ra chỉ còn sự chật chội, tù túng, còn ước mơ, còn tưởng tượng chỉ là một ảo tưởng ngầm ngùi đau xót bao nhiêu :

Có biết chăng trong những ngày ngao ngán, Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn Để hồn ta phảng phất được gần ngươi...

Bất lực, bế tắc, tất cả chỉ còn là một mơ ước hão huyền. Nhưng con hổ dù mất môi trường sống của loài hổ vẫn giữ được một niềm tin, khơng thoả hiệp với hồn cảnh bị tước đoạt và đổi thay. Cái còn lại ấy vẫn là một cái gì đáng quý.

1 0 0

Một phần của tài liệu BÌNH GIẢNG NGỮ văn 8 (Trang 99 - 101)