Thành Đại La là một nơi định đơ lí tưởng

Một phần của tài liệu BÌNH GIẢNG NGỮ văn 8 (Trang 135)

Ngay khi nhìn ngắm vào hai tấm gựơng phải trái khác nhau, tác giả đã lộ rõ ý mình : khơng thể không thay đổi cách nghĩ, cách làm. Nhưng tỏ ra tinh tế, khiêm nhường, tác giả chỉ giãi bày cách cảm : "Trẫm rất đau xót về việc đó", tuy vậy khơng phải không ngầm ý quyết đoán, một quyết đốn khơng gì cưỡng được vì nó hợp với mệnh trời : "không thể không dời đổi". Phủ định một điều phủ định chính là sự khẳng định. Ây là chân lí của tư duy.

Ý tưởng của nhà vua trong việc định đô ở Đại La thuyết phục người nghe ở cả hai yếu tố : lí lẽ và tình cảm, nội dung và hình thức diễn đạt, trình bày. Về lí lẽ, lợi thế của Đại La được trình bày rất kĩ lưỡng với một số lượng câu khơng ít, nó như nốt nhấn của bài văn. Bốn câu văn đầy trọng lượng này lại được nhân lên gấp đôi bởi mỗi câu có đến hai vế, mỗi vế lại có sức tác động riêng bổ sung cho nhau, thật là tầng tầng lớp lớp. Nội dung của đoạn văn dựa vào thuyết phong thuỷ mà phát hiện ra vẻ đẹp muôn mặt của Đại La : nào là vị thế địa lí, vị thế vãn hoá, đầu mối giao lưu, điều kiện dân cư và sự tốt tươi cho muôn vật. Đại La như một viên ngọc, nếu có ánh sáng của nhận thức soi vào, nó lấp lánh lên bao điều ngưỡng mộ. Tình cảm của người viết dù không muốn lộ ra vẫn ngập tràn trong tiết tấu, nhịp điệu, tròng từng chữ, từng câu "lời lời châu ngọc hàng hàng gấm thêu" như thế. Yêu mến Đại La là xuất phát từ ý đồ "mưu toan nghiệp lớn", là một tầm nhìn xa rộng đến mai sau, vì lợi ích của muôn dân trăm họ. Nội dung đầy chất trí tuệ và tâm hồn ấy được diễn tả bằng hình thức biền văn chuẩn mực. Hình thức này đã góp phần khơng nhỏ vào hiệu quả của đoạn văn. Thử nêu một ví dụ về phép đối, chẳng hạn, đối ý, đối lời, đối thanh, đối nhịp. Ở đây, tác giả đã khá dụng cơng, ví dụ : ngay ở câu đầu hai vế : "Ở vào nơi trung tâm trời đất ; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi", mỗi vế có bảy chữ, bằng

trắc thay nhau thật du dương trầm bổng. Ây là chưa nói xen giữa những câu dài là

những câu ngắn có tác dụng bắc cầu cho câu dài tiếp nối cái mạch vãn đầy hứng khởi trào dâng. Chẳng hạn như câu : "Địa thế rộng mà bằng ; đất đai cao mà thống", sau đó tiết tấu dãn ra : "Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Để sơ kết, cũng là để nhấn mạnh về ưu thế tuyệt vời của thế đất Đại La, tác giả sử dụng nhịp văn dồn dập vdi nhũng cách tôn vinh không dơn điệu : đã là nơi "thắng dịa", "chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương" cịn là "nơi kinh dơ bậc nhất”,... Lập luận và lí lẽ đến mức ấy thì câu kết của bài dù chỉ là bỏ ngỏ ("Các khanh nghĩ thế nào ?") tưởng như chưa có hổi âm, nhưng thực ra thì đáp số đã nằm ngay trong đó.

8-BGVĂN8-Đ

Sự kiện dời đơ tuy trong sử sách là một cơng việc bình thường, tuỳ thuộc

Một phần của tài liệu BÌNH GIẢNG NGỮ văn 8 (Trang 135)