Kết quả kháng sinh đồ của các chủng Salmonella spp phân lập từ nhóm ngườ

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình mang vi khuẩn non typhi salmonella không triệu chứng tại thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 64)

bệnh và nhóm người khỏe mạnh không triệu chứng

Các chủng Salmonella phân lập từ nhóm bệnh có tỉ lệ kháng cao hơn các chủng phân lập từ nhóm mang trùng không triệu chứng, với khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0.05 ở các kháng sinh Ampicillin, Augmentin, Ceftazidime, Chloramphenicol, Gentamicin và Trimethoprim – sulfamethoxazole.

Ở nhóm chủng phân lập từ người bệnh, đa phần các chủng đều có tính kháng cao với các kháng sinh được sử dụng phổ biến trong cộng đồng như Ampicillin (64.94%), Chloramphenicol (45.45%) và Trimethoprim – sulfamethoxazole (41.56%). Tính kháng đối với các kháng sinh thuộc họ flouroquinolones như Ciprofloxacin và Oxfloxacin, hai loại kháng sinh được sử dụng chủ yếu trong điều trị tiêu chảy ở Việt Nam, vẫn còn ở mức thấp dao động từ 5.19% đến 6.49%. Điều đáng lưu ý là có đến

70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0%

7.79% tổng số chủng kháng với Ceftriaxone hoặc Ceftazidime, kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ 3.

Bi

ểu đồ 3.1: Tỉ lệ kháng kháng sinh của 174 chủng Salmonella

AMP AUG CAZ CHL CN CRO CIP NA OFX SXT Nhóm bệnh 64.94 16.88 7.79 45.45 22.08 7.79 5.19 28.57 6.49 41.56 Nhóm mang trùng không triệu

chứng 11.58 6.32 0.00 10.53 5.26 0 2.11 17.89 1.05 13.68

Nguyên nhân của tính kháng kháng sinh có thể do việc tự ý sử dụng kháng sinh để chữa bệnh góp phần làm tỉ lệ kháng kháng sinh tăng cao. Bởi vì việc chữa trị thường được bắt đầu trước khi có kết quả kháng sinh đồ, tình trạng kháng kháng sinh này do vậy có thể khiến việc chọn lựa kháng sinh không phù hợp để điều trị, dẫn đến đáp ứng kém với thuốc. Hoặc việc nghi ngờ vi khuẩn kháng thuốc sẽ dẫn đến việc lựa chọn một loại thuốc ít được khuyến cáo hơn (độc tính cao hơn hoặc đắt tiền hơn) trong việc điều trị các nhiễm trùng biến chứng do NTS[73].

Ở nhóm chủng phân lập được từ người mang trùng không triệu chứng, tỉ lệ kháng với hầu hết các loại kháng sinh khá thấp. Tỉ lệ kháng cao nhất thấy được là đối

với Nalidixic acid và Trimethoprim – sulfamethoxazole lần lượt là 17.89% và 13.68%. Không có chủng nào kháng với kháng sinh Ceftriaxone và Ceftazidime.

Việc các chủng NTS phân lập được từ nhóm trẻ bệnh có tính kháng kháng sinh cao hơn các chủng NTS từ nhóm mang trùng không triệu chứng có thể giải thích do những chủng kháng kháng sinh có thể có tính độc cao hơn. Trong một số trường hợp, sự thu nhận tính trạng kháng kháng sinh được hỗ trợ bởi sự thu nhận thêm gen mã hóa tính độc, chẳng hạn như những gen cần cho quá trình bám dính, xâm nhập và sản xuất toxin[73]. Sự khác biệt này còn có thể được giải thích do sự khác biệt về loại týp huyết thanh phổ biến giữa hai nhóm. Nhóm bệnh chứa nhiều Typhimurium trong khi nhóm chứng bao gồm chủ yếu Weltevreden. Đa số các nghiên cứu báo cáo tỉ lệ kháng kháng sinh cao ở Typhimurium và có rất ít chủng Weltevreden có mang tính kháng. Mỗi týp huyết thanh có phổ vật chủ riêng do đó có áp lực chọn lọc với tính kháng là khác nhau. Ví dụ như Typhimurium thường được tìm thấy trong gia súc gia cầm, là quần thể có sử dụng nhiều kháng sinh trong khi Weltevreden thường được tìm thấy trong hải sản[83].

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình mang vi khuẩn non typhi salmonella không triệu chứng tại thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w