Các yếu tố nguy cơ từ bản thân vật chủ

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình mang vi khuẩn non typhi salmonella không triệu chứng tại thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 42)

Tuổi: trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 3 tuổi thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh nhiễm trùng xâm lấn do NTS[36, 74]. Nhiễm trùng máu do NTS cũng được mô tả ở bệnh nhân trên 50 tuổi ở các nước phát triển. Lớn tuổi có thể là một yếu tố nguy cơ trong nhiễm trùng NTS ở quần thể người Châu Phi[84]. Bệnh do NTS cũng thường gặp trên người trẻ tuổi nhiễm HIV[37].

Sử dụng thuốc kháng sinh: việc sử dụng kháng sinh đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ trong tiêu chảy do NTS. Sử dụng kháng sinh và suy dinh dưỡng góp phần làm biến đổi hệ vi sinh vật đường ruột và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng NTS[61].

Sốt rét và bệnh thiếu máu: từ lâu bệnh sốt rét đã bị nghi ngờ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng xâm lấn do NTS và có thể góp phần tăng tỉ lệ nhiễm trùng theo mùa[67]. Mặc dù cơ chế của mối liên quan giữa bệnh sốt rét và NTS chưa được làm rõ hoàn toàn, tình trạng ly giải tế bào máu trong bệnh sốt rét có thể dẫn tới sự bất thường của đại thực bào và sai lệch chức năng của bạch cầu trung tính do sự tích lũy các phần tử sốt rét bởi tế bào thực bào, độ bão hòa các protein gắn sắt và tăng nồng độ sắt trong máu cho NTS, một vi khuẩn ưa sắt, sử dụng. Mặc dù có một số nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa nhiễm trùng máu do NTS và sốt rét, một số khác đã mô tả sự liên quan giữa việc nhiễm sốt rét gần đó hoặc thiếu máu do sốt rét với NTS, so sánh với những nguyên nhân gây nhiễm trùng máu khác. Do đó, việc kiểm soát sốt rét có thể giúp giảm dần tình trạng nhiễm trùng xâm lấn do NTS ở những nước nhiệt đới của Châu Phi.

Suy dinh dưỡng: suy dinh dưỡng thường liên quan tới nhiễm trùng máu do NTS trên trẻ em ở Kilifi, Kenya[6]. Suy dinh dưỡng, bệnh sởi và tiêu chảy thường là nguyên nhân nhập viện phổ biến ở trẻ em sau đó phát bệnh nhiễm trùng do NTS từ bệnh viện ở Rwanda[64]. Mặc dù trẻ em dưới 3 tuổi có nguy cơ cao nhiễm trùng NTS, những trẻ sơ sinh dưới 4 tháng lại thường được bảo vệ khỏi bệnh do được thừa hưởng kháng thể từ mẹ truyền sang trong thai kì hoặc do bú sữa mẹ và do đó làm giảm nguy cơ tiếp xúc với thức ăn và nước uống nhiễm bẩn[85].

Nhiễm HIV: Nhiễm trùng máu do NTS ngày càng phổ biến trên người nhiễm HIV, đặc biệt mối tương quan này xuất hiện cao nhất ở người trưởng thành[37]. Liệu pháp ngăn ngừa bằng trimethoprim-sulfamethoxazole được khuyến cáo để ngừa bệnh nhiễm trùng cơ hội trên bệnh nhân nhiễm HIV[104]. Chiến lược này được xem là khá hiệu quả thậm chí ở những vùng có tỉ lệ kháng trimethoprim-sulfamethoxazole cao trên các tác nhân gây bệnh như NTS[102]. Việc kết hợp liệu pháp kháng virus đã làm giảm nhanh tỉ lệ tiêu chảy do NTS và nhiễm trùng máu do NTS trên bệnh nhân nhiễm HIV ở

các nước phát triển[47]. Nhiễm HIV được xem là yếu tố nguy cơ trong nhiễm trùng máu ở trẻ em, bao gồm nhiễm trùng máu do NTS[6].

Giảm tiết dịch vị dạ dày: Sử dụng thuốc làm giảm tiết dịch vị dạ dày có liên quan đến việc tăng nguy cơ nhiễm trùng dạ dày ruột[63]. Trẻ em với hệ tiêu hóa kém phát triển so với người lớn nên càng tăng nguy cơ nhiễm NTS.

Hồng cầu hình liềm: Những người mang đồng hợp tử trong bệnh hồng cầu hình liềm có nguy cơ cao trong nhiễm trùng máu, bao gồm nhiễm trùng máu do NTS[106]. Trong số 78 ca viêm tủy cấp do biến chứng của bệnh hồng cầu hình liềm ở Nigeria gồm bệnh nhân ở độ tuổi trung vị là 12 (khoảng từ 9 tháng đến 50 tuổi), 32 người được cấy máu và một nửa trong số đó gây ra bởi Salmonella[23].

Nhiễm sán máng (Schistosomiasis): nhiễm sán máng có thể là yếu tố nguy cơ trong nhiễm trùng xâm lấn do NTS ở trẻ em vùng dịch tễ bệnh[31]. Tuy nhiên trên bệnh nhân người lớn nhiễm HIV ở Malawi, sự hiện diện của loại sán đường ruột này lại không liên quan với bệnh nhiễm trùng máu do NTS[21].

VẬT LIỆU-

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu này là một phần của nghiên cứu khảo sát các nhân gây tiêu chảy trên trẻ em dưới 5 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh (phụ lục 2). Có tổng cộng 1419 trẻ em bị tiêu chảy tham gia nghiên cứu tại 3 bệnh viện là Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh Viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2. Tiêu chuẩn nhận bệnh bao gồm dưới 5 tuổi, nhập viện vì bệnh tiêu chảy, không có bệnh viêm đường hô hấp kèm theo, thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh và chưa sử dụng kháng sinh để điều trị trước khi tham gia nghiên cứu. Các bệnh nhân tham gia nghiên cứu sẽ được yêu cầu trả lời một số câu hỏi liên quan đến đặc điểm kinh tế xã hội cơ bản cũng như thói quen ăn uống, sinh hoạt.

Song song đó, chúng tôi cũng tiến hành thu nhận mẫu phân của 609 bệnh nhân của 3 bệnh viện với các tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu giống như trên ngoại trừ yếu tố không có triệu chứng của bệnh tiêu chảy, đến khám bệnh tại khoa tiêu hóa với các bệnh lý biếng ăn, suy dinh dưỡng, béo phì… Chúng tôi tiến hành nuôi cấy phân lập

Salmonella spp để xác định tỉ lệ nhiễm trùng không triệu chứng trên trẻ em dưới 5 tuổi

tại thành phố Hồ Chí Minh. Những bệnh nhân này cũng sẽ tham gia trả lời các câu hỏi giống như nhóm trên. Dữ liệu dịch tễ từ nhóm bệnh và nhóm chứng được dùng để xác định các yếu tố nguy cơ cho nhiễm trùng dạ dày ruột do NTS.

Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp MLST để xem xét mối tương quan về mặt di truyền của Salmonella spp phân lập từ trẻ bệnh và trẻ mang trùng không triệu chứng. Có tổng cộng 174 chủng được sử dụng, trong đó có 79 chủng Salmonella spp. từ nhóm bệnh, 37 chủng phân lập từ nhóm chứng và 58 chủng Salmonella spp. còn lại được phân lập từ các trẻ em khỏe mạnh tham gia nghiên cứu thử nghiệm vaccine ngừa bệnh thương hàn M01ZH09 được thực hiện năm 2007 tại Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới[97].

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình mang vi khuẩn non typhi salmonella không triệu chứng tại thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w