Tương tự dòng tế bào ung thư nuôi cấy HeLa và MCF-7, quy trình thử nghiệm SRB như trên được áp dụng cho dòng tế bào ung thư nuôi cấy NCI-H460. Sau 48 giờ cảm ứng, chúng tôi thu nhận kết quả và trình bày trong bảng 3.6.
Bảng 3.6. Tỷ lệ (%) gây độc tế bào của cao chiết cồn, các cao chiết phân đoạn có chứa triterpen và polysaccharide thô chiết xuất từ nấm Linh chi vàng trên dòng
tế bào NCI-H460 ở nồng độ 100 µg/ml, sau 48 giờ cảm ứng
STT MẪU Tỉ lệ (%) gây độc tế bào
(TB ± ĐLC)
1 Cao chiết cồn 19,63 (4) ± 3,72
2 Cao tổng MeOH 10,04
(2,3) ± 1,66 3 Phân đoạn diethyl eter 14,90
(3,4) ± 1,57
4 Phân đoạn n-BuOH 8,69
(2) ± 2,88 5 Phân đoạn nước -6,78(1) ± 3,24 6 Polysaccharide -8,96(1) ± 4,70
(1), (2), (3) và (4): thể hiện những nhóm có hoạt tính gây độc tế bào ung thư nuôi cấy khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê
Từ số liệu trong bảng 3.6, chúng tôi xây dựng đồ thị sau
Hình 3.7. Đồ thị thể hiện phần trăm gây độc tế bào của cao chiết cồn, các cao chiết phân đoạn có chứa triterpene và polysaccharide thô của Linh chi vàng trên
Ở nồng độ 100 µg/ml, cao phân đoạn nước và polysaccharide thô không thể hiện hoạt tính gây độc trên dòng tế bào ung thư nuôi cấy NCI-H460.
Cao chiết cồn cho tỷ lệ gây độc cao nhất với tỷ lệ gây độc là 19,63 ± 3,72 %, tiếp theo lần lượt là cao phân đoạn diethyl ete, cao tổng MeOH và phân đoạn
n-BuOH.