Thành phần hóa học của nấm Linh chi
Nấm Linh chi Ganoderma lucidum
Cho đến nay, các nhà khoa học đã hiểu biết khá rõ về thành phần hóa học của
Ganoderma lucidum. Trong nấm có chứa các nhóm chất triterpene, terpenoid và sterol, polysaccharide, protein, peptide, acid amin, glycoprotein, alkaloid, acid béo, acid hữu cơ, vitamin, các khoáng đa lượng, vi lượng. Thành phần hóa học của
Ganoderma lucidum được tóm tắt ở bảng 1.3
Bảng 1.3. Thành phần hóa học của nấm Linh chi Ganoderma lucidum
[54] Nhóm chất Chất Polysaccharide Heteroglucan PL1, PL2 Homoglucan PL3 Terpenoid và steroid 24-Methylcholesta-7,22-dien-3β-ol 24-Methylcholesta-5,7,22-dien-3β-ol ergosterol 24-Methylcholesta-7-en-3β-ol ergosterol Ergosterol Ergosta-7,22-dien-3β-yl palmitate Ergosta-7,22-dien-3β-yl linoleate Ergosta-7,22-dien-3β-yl pentadecanoate Ergosta-7-dien-3β-yl linoleate Triterpenoid ester Ganoderic acid A, B, H Ganoderic acid methyl ester
Ganoderic acid V1 (24E)-3β,20ξ−dihydroxy-7,11,15-trioxo- 5α-lanosta-8,24-dien-26-oic acid
Triterpenoid
Ganoderma acid T, S, R, P,Q,0 Ganoderemic D
Ganodermanontriol Cervisterol Polyoxygenate lanostanoid triterpen Lanosta-7,9(11),24-trien-3β,15α−dihydroxy-26-oic acid Lanosta-7,9(11),24-trien-3β,22α−diacetoxy−15α−dihydroxy- 26-oic acid Lanosta-7,9(11),24-trien-15α ,22α−diacetoxy−3β−dihydroxy- 26-oic acid Peptidoglycan Ganoderan B, C Protein Lingzhi - 8 Acid béo Oleic acid
Nấm Linh chi vàng Ganoderma colossum
Trên thế giới, Ganoderma colossum là một loài Linh chi hiếm trong họ Ganodermatacease, chỉ thấy xuất hiện ở Việt Nam. Vì thế các nghiên cứu về tác dụng sinh học của nó chưa nhiều, các hợp chất mang hoạt tính sinh học của nó vẫn chưa được biết rõ. Gần đây, một vài nghiên cứu hiếm hoi được thực hiện với mục đích xác định thành phần hoạt chất của Ganoderma colossum. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện trong Ganoderma colossum có các chất chuyển hóa triterpene mới. Đó là các colossolactone I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, A, B, C, D, E, F, G; và một farnesyl hydroquinone mới là ganomycin I. Trong nấm cũng tìm thấy sự hiện diện của ergosterol, schisanlactone A, ganomycin B, lucidenic acid [21],[22],[23], [42], [66].
Thành phần hóa học của nấm Vân chi [19]
Các thành phần hóa học chính: Polysaccharopeptide Krestin (PSK) Polysaccharopeptide (PSP) Triterpenoid Ergosterol Sterol
Trong các nấm dùng làm dược liệu thì các polysaccharopeptide thu nhận từ nấm Vân chi được thương mại hóa nhiều nhất. Những polysaccharopeptide của nấm Vân chi có giá trị thương mại được biết nhiều nhất là polysaccharopeptide Krestin (PSK) và polysaccharopeptide (PSP).
PSK được tách chiết lần đầu tiên ở Nhật Bản vào cuối thập kỷ 60, trong khi đó PSP được phân lập tại Trung Quốc vào năm 1983. Vào năm 1985, PSK xếp hạng 19 trong danh sách của những thuốc thành công về mặt thương mại nhất trên thế giới. PSP xuất hiện trên thị trường khoảng 10 năm sau PSK.
Về tính chất vật lý, PSK và PSP thông thường tồn tại ở dạng bột màu nâu sẫm hoặc nâu sáng, không mùi vị, tan và bền trong nước nóng nhưng không tan trong các dung môi như methanol, benzen, pyridine, chloroform và hexan. Các polysaccharopeptide này có khả năng chống chịu với tác động của enzyme thuỷ phân protein.
PSK và PSP có cấu trúc hoá học cũng như các tính chất sinh lý học khá tương đồng. Chúng đều là những hỗn hợp của các chuỗi đường liên kết với một số protein. Cả hai đều có trọng lượng phân tử khoảng 100 kDa. Thành phần polypeptid của chúng có chứa một lượng lớn acid aspartic và acid glutamic. Thành phần polysaccharide của cả PSK và PSP đều được kết cấu bởi các mạch đường đơn monosaccharide được liên kết với nhau bởi các cầu nối α-(1-4) và β-(1-3) glucosid. PSK và PSP khác nhau chủ yếu ở chổ PSK có chứa đường fucose và PSP thì chứa đường rhamnose và arabinose. Ngoài ra cả hai còn chứa galactose, mannose và xylose.
Thành phần hóa học của nấm Thượng hoàng
Những hợp chất chính của nấm Thượng hoàng là polysaccharide, amino acid, acid γ-aminobutyric, nhiều vitamin và đường [49]. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh trong nấm Thượng hoàng có meshimakobnol A, meshimakobnol B, phellifuropyranone A, và hợp chất phelligridin G [43].