ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ thuật gặp trong mổ
- Tình trạng ổ phúc mạc phát hiện trong mổ: + Viêm nhiễm khu trú hoặc toàn thể.
+ Dịch ổ bụng có hay khơng, trong, đục, hay mủ. - Tình trạng thương tổn của túi mật:
+ Kích thước túi mật: lớn hay khơng lớn.
+ Viêm dính của túi mật với các tạng xung quanh: dính chắc hay lỏng lẻo, mật độ dính nhiều hay ít.
. Dính lỏng lẻo: chỉ cần lấy dụng cụ gạt nhẹ là ra.
. Dính chắc: gỡ dính phải dùng đến các phương tiện như đốt điện, kéo... . Dính nhiều: mạc nối lớn và ruột dính gần khắp túi mật, dính chặt, gỡ dính phải sử dụng đốt điện.
. Dính ít: chỉ có ít dải mạc nối lớn đến bám vào túi mật, gỡ dính khơng cần đốt điện.
+ Tình trạng viêm dính của tam giác gan mật: cịn nhận diện được các thành phần của tam giác gan mật hay tam giác này bị xoắn vặn mất các cấu trúc giải phẫu.
. Viêm dính ít: cịn nhận dạng được các thành phần của tam giác gan mật.
. Viêm dính nhiều:khó nhận dạng các thành phần này.
- Tình trạng đường mật: bình thường, dãn, hay khơng quan sát được. - Đánh giá độ khó của phẫu thuật theo Schrenck P. [35] dựa vào các dấu chứng tổn thương của túi mật phát hiện khi mổ thay vì siêu âm và các dấu chứng khác :
+ Tình trạng thương tổn của túi mật: thành dày >5mm (GPB đại thể), sỏi kẹt cổ túi mật, túi mật ứ nước, dịch quanh túi mật.
+ Tiền sử: vết mổ cũ tầng trên ổ bụng, cơn đau quặn gan trong 3 tuần. + Lâm sàng: ấn đau HSP, phản ứng HSP.
+ Phân độ:
Dễ: 0-2 dấu chứng. Khó: 3-5 dấu chứng. Rất khó: 6-7 dấu chứng.
- Kinh nghiệm của PTV: chia làm 2 mức kinh nghiệm mổ cắt túi mật nội soi điều trị viêm túi mật cấp do sỏi.
+ Nhiều: có kinh nghiệm trên 50 trường hợp phẫu thuật CTMNS điều trị viêm túi mật cấp do sỏi.
+ Ít: có kinh nghiệm dưới 50 trường hợp phẫu thuật CTMNS điều trị viêm túi mật cấp do sỏi.