Phương tiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHẪU THUẬT cắt túi mật nội SOI TRONG điều TRỊ VIÊM túi mật cấp DO sỏi (Trang 33 - 36)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.3.1. Phương tiện nghiên cứu

- Hệ thống máy phẫu thuật nội soi của Karl-Storz: Camera, nguồn sáng, màn hình, máy bơm hơi tự động, dao điện, máy hút...

+ Máy bơm hơi tự động: bơm khí CO2 vào ổ phúc mạc trong suốt cuộc mổ. Áp lực thường được cài đặt ở mức 12mmHg hoặc 10mmHg với các BN già hay có các bệnh lý tim mạch đi kèm.

+ Nguồn sáng cung cấp ánh sáng cho kính soi qua một dây quang dẫn. + Camera nhận hinh ảnh trong ổ phúc mạc từ ống soi truyền qua dây dẫn chiếu lên một màn hình ( Monitor).

+ Màn hình có độ nét cao (22 inches).

Hình 2.1. Dàn máy nội soi

- Bộ dụng cụ cắt túi mật nội soi: trocar 10mm, trocar 5mm, phẫu tích, kẹp babcok, kéo, kềm cặp kim, ...

Hình 2.2. Bộ dụng cụ mổ cắt túi mật nội soi

2.3.3.2.Quy trình kỹ thuật

+ Chỉ định kháng sinh khi có chẩn đốn VTMCDS. Kháng sinh phổ rộng, thường là cephalosporine thế hệ III.

+ Bồi phụ nước điện giải, thuốc giảm đau đường tiêm.

+ Đặt sonde dạ dày để làm xẹp dạ dày tạo không gian phẫu thuật. + Sát trùng vùng mổ, đặc biệt là rốn.

+ Phương pháp vô cảm: gây mê nội khí quản có hơ hấp điều khiển.

* Phẫu thuật cắt túi mật nội soi

Bước 1. Tư thế bệnh nhân và vị trí kíp mổ

- Bệnh nhân nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng, đầu cao nghiêng trái.

- Phẫu thuật viên đứng bên trái bệnh nhân, monitor ở phía đối diện, người cầm camera đứng bên trái phẫu thuật viên, phụ dụng cụ và bàn dụng cụ ở phía chân bệnh nhân (hình 2.3).

Hình 2.3. Vị trí kíp mổ

Bước 2. Bơm hơi phúc mạc và cách đặt các trocar (hình 2.4)

- Trocar 1 (cho kính soi) được đặt ở rốn, theo phương pháp mở: rạch đường 10mm dưới rốn qua các lớp da, mỡ dưới ra ở thành bụng cho đến lớp cân. Rạch cân sau đó là phúc mạc một lỗ nhỏ dưới sự quan sát bằng mắt thường. Dùng trocar 10mm đầu tù đưa vào ổ phúc mạc trong khi thành bụng được nâng lên bằng kẹp săng ở chính giữa rốn và bắt đầu bơm hơi. Đưa kính soi qua trocar này quan sát ổ phúc mạc từ bên trong, từ đó chọn vị trí thích hợp cho các trocar tiếp theo.

- Trocar 2: đường rạch da 10 mm ở thượng vị cách mũi ức khoảng 5 cm lệch sang phải để tránh dây chằng liềm.

- Trocar 4: đường rạch 5mm ngang rốn bên phải trên đường nách trước (không đặt trocar này trong trường hợp tiên lượng có thể cắt túi mật qua 3 trocar).

Hình 2.4. Vị trí các trocar

Bước 3. Quan sát ổ phúc mạc, gớ dính và lựa chọn phương pháp cắt bỏ túi mật.

- Đánh giá tình trạng viêm nhiễm của phúc mạc, dịch trong phúc mạc - Đánh giá tình trạng túi mật

+ Căng hay khơng căng, nếu căng q khó cẩm nắm thì chọc hút bớt dịch mật. Chú ý không chọc hút hết.

+ Thành túi mật dày phù nề, viêm cấp hay hoại tử

+ Dính của túi mật với các tạng xung quanh nhiều hay ít, tam giác gan mật ranh giới cịn rõ khơng.

- Gỡ dính túi mật với các tạng xung quanh bằng ống hút nếu dính gá, dính chặt thì phải gỡ dính bằng đốt điện.

- Lựa chọn phương pháp cắt túi mật (xi dịng hay ngược dịng, tồn bộ hay bán phần) sau khi quan sát và đánh giá.

Bước 4. Cắt túi mật

Thường cắt túi mật ngược dòng, tức là cắt túi mật bắt đầu từ ống TM.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHẪU THUẬT cắt túi mật nội SOI TRONG điều TRỊ VIÊM túi mật cấp DO sỏi (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)