Các yếu tố liên quanđến tai biến trong mổ và biến chứng sớm sau mổ

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHẪU THUẬT cắt túi mật nội SOI TRONG điều TRỊ VIÊM túi mật cấp DO sỏi (Trang 98 - 100)

- Tìm hiểu mối liên quan giữa triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng vớ

4.2.6.4.Các yếu tố liên quanđến tai biến trong mổ và biến chứng sớm sau mổ

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.2.6.4.Các yếu tố liên quanđến tai biến trong mổ và biến chứng sớm sau mổ

4.2.8.3. Các yếu tố liên quan tới thời gian mổ

Thời gian mổ là một vấn đề rất quan trọng trong CTMNS đặc biệt ở các bệnh nhân có nguy cơ phẫu thuật cao như các bệnh nhân già, có nhiều bệnh kèm. Kết quả bảng 3.35 cho thấy tuổi ≥ 65 (p=0,041), thời điểm phẫu thuật muộn (p=0,002), phản ứng HSP (p=0,001), sờ thấy TM (p=0,001), là các yếu tố liên quan đến thời gian mổ. Giới nam, có sốt, thành TM dày, sỏi kẹt cổ TM là các yếu tố làm thời gian mổ có xu hướng lâu.

Đỗ Trọng Hải [9] nghiên cứu các yếu tố tiên lượng khó khăn trước mổ mà khó khăn được định nghĩa ở đây là thời gian mổ lâu ( ≥ 120 phút) nhận thấy dấu hiệu đau và đề kháng vùng HSP là yếu tố tiên lượng mổ lâu (p = 0,008). Các dấu hiệu khác như thời gian đau trước mổ 3 ngày, dùng kháng sinh trước mổ, sờ thấy TM, siêu âm sỏi kẹt cổ hoặc phễu có xu hướng thời gian mổ lâu hơn (p <0,1). Nghiên cứu của Hoàng Mạnh An [1] cho thấy, vách TM dày (≥5mm), sỏi kẹt cổ TM không liên quan đến thời gian mổ, VTM hoại tử có xu hướng mổ lâu hơn ( p=0,061).

Ngồi ra có nhiều lý do khác làm cho thời gian mổ kéo dài hơn bình thường như: kinh nghiệm của phẫu thuật viên chưa nhiều, có tai biến trong lúc mổ, có tổn thương khác kèm theo, có sự cố về trang thiết bị... Trong đó, kinh nghiệm của phẫu thuật viên có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian phẫu thuật [4].

4.2.6.4. Các yếu tố liên quan đến tai biến trong mổ và biến chứng sớm saumổ mổ

Kết quả bảng 3.36, 3.37, 3.38 và 3.39 cho thấy các yếu tố như: thời điểm phẫu thuật (p=0,034), dịch quanh TM trên siêu âm (p=0,02 và 0,001), phản ứng HSP (p=0,02 và 0,044), SGOT tăng (p=0,037 và 0,014), SGPT tăng (p= 0,011 và 0,009), GPB (p=0,007 và < 0,001) là các yếu tố cùng liên quan đến tai biến trong mổ và biến chứng sớm sau mổ trong nghiên cứu của chúng tôi. Đây phần lớn là các yếu tố tiên lượng hoại tử, mà theo Girgin S. [64] và ngay

kết quả trong các bảng này của chúng tơi thì VTM hoại tử có tỷ lệ tai biến trong mổ và biến chứng sớm sau mổ cao hơn VTM không hoại tử.

Tuổi ≥ 65, giới nam khơng có liên quan mặc dù tuổi ≥ 65 là một yếu tố liên quan đến VTM hoại tử, một thể bệnh có tỷ lệ tai biến và biến chứng sau mổ cao. Sỏi kẹt cổ TM có xu hướng tăng tỷ lệ biến chứng tuy nhiên khơng có ý nghĩa thống kê. Trình độ PTV cũng khơng liên quan đến tỷ lệ này vì đa số các trường hợp tiên lượng khó đều được phân cơng cho các PTV có kinh nghiệm thực hiện.

Đa số các tác giả trong và ngoài nước ủng hộ việc phẫu thuật vào thời điểm trước 72 giờ xuất hiện triệu chứng đầu tiên là yếu tố làm giảm tai biến, biến chứng [9], [13], [28], [29], [45], [66], [101]. Gorka R. [67] khi tìm hiểu các yếu tố liên quan đến biến chứng của CTMNS trong VTMC nhận thấy tuổi ≥ 65, giới nam không phải là các yếu tố liên quan, tiền sử bị VTM, sờ thấy TM, sỏi kẹt cổ TM và thời điểm phẫu thuật > 48 giờ là các yếu tố liên quan. Kết quả này khá phù hợp với kết quả của chúng tôi.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 103 bệnh nhân được chẩn đoán viêm túi mật cấp do sỏi và được điều trị bằng phẫu thuật cắt túi mật nội soi từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 12 năm 2012 tại bệnh viện trung ương Huế chúng tôi rút ra các kết luận sau:

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHẪU THUẬT cắt túi mật nội SOI TRONG điều TRỊ VIÊM túi mật cấp DO sỏi (Trang 98 - 100)