Tình trạng ổ bụng phát hiện trong mổ

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHẪU THUẬT cắt túi mật nội SOI TRONG điều TRỊ VIÊM túi mật cấp DO sỏi (Trang 85 - 87)

- Tìm hiểu mối liên quan giữa triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng vớ

4.1.6.Tình trạng ổ bụng phát hiện trong mổ

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1.6.Tình trạng ổ bụng phát hiện trong mổ

- 100% các trường hợp đều có phù nề ở HSP và dính của mạc nối lớn hay tá tràng thậm chí là đại tràng vào TM. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của các tác giả khác [1], [13], [27].

Chúng tơi nhận thấy rằng khơng có sự khác biệt về tình trạng viêm dính vùng tam giác gan mật giữa 3 nhóm (p=0,995) nhưng có sự khác biệt về tình trạng viêm dính của TM giữa 3 nhóm (p=0,018), nhóm 1 có tỷ lệ dính ít nhất 21,1%, nhóm 3 có tỷ lệ dính nhiều nhất 42,4% như vậy mổ càng muộn thì tình trạng viêm dính càng nặng nề. Theo Nguyễn Văn Hải [12] tỷ lệ dính nhiều quanh TM là 60,6%. Lê Quang Minh [27] viêm dính nhiều của tam giác gan mật chiếm 64,4% ở nhóm mổ sau 72 giờ (xuất hiện triệu chứng đầu tiên) nhiều hơn nhóm mổ trước 72 giờ (p=0,04). Rattner D.W. [102] thấy rằng nếu mổ trước 48 giờ nhập viện thì PTCTMNS điều trị VTMCDS thành cơng cịn sau giai đoạn đó phẫu thuật trở nên khơng an tồn do viêm dính vùng TM càng ngày càng trở nên nặng nề hơn. Nhận định này phù hợp với những thay đổi mô bệnh học trong VTMC. Trong giai đoạn sớm, phù nề và xung huyết của TM là nổi trội. Giai đoạn sau theo thời gian, sự dính chắc, tăng sinh mạch máu, tạo áp xe và hoại tử xảy ra làm khó di động TM và xóa đi ranh giới các cấu trúc khiến PTNS thất bại [102].

Trong nghiên cứu của chúng tôi 40,8% khi mổ phát hiện dịch ổ bụng, trong đó hầu hết là dịch khu trú ở HSP và chủ yếu là dịch trong, 7 trường hợp có dịch đục và 1 trường hợp mật. Tuy nhiên khơng có sự khác biệt về tình trạng dịch ổ bụng ở các nhóm (p=0,092). Theo Lê Quang Minh [27] dịch quanh TM là 43%, trong đó nhóm mổ trước 72 giờ 20,4%, nhóm mổ sau 72 giờ 100% khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,035).

Tỷ lệ sử dụng 3 trocar trong nghiên cứu của chúng tôi là 62,1%, 4 trocar là 37,9%. Trong đó tỷ lệ sử dụng 3 trocar nhiều nhất ở nhóm 1 (84,2%) và tỷ lệ sử dụng 4 trocar nhiều ở nhóm 2 và 3, tuy nhiên sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với p= 0,07. Việc thêm trocar ngồi lý do khó khăn của phẫu thuật cịn có nhiều ngun nhân khác như thói quen của PTV và trình độ PTV... theo Nguyễn Văn Hải và cộng sự tỷ lệ sử dụng 3 trocar là 83,3%, Văn Tần và cộng sự thì tỷ lệ sử dụng 3 trocar là 78% [12], [39].

TM lớn chiếm 100% trường hợp (Bảng 3.14), kết quả của chúng tơi hồn tồn phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác (tỷ lệ TM lớn là 100%) [1], [27].

Vách TM dày trong mổ chúng tôi gặp 84,5%, thời điểm mổ càng muộn thì tỷ lệ vách TM dày càng cao, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,012. Hồng Mạnh An [1], Vũ Bích Hạnh [13] và Lê Quang Minh [27] đều có kết quả vách TM dày là 100% lớn hơn của chúng tơi do tình trạng viêm nhiễm TM của các tác giả này là nhiều hơn. Trong đó Lê Quang Minh nhận thấy các bệnh nhân mổ muộn có tỷ lệ vách TM dày nhiều hơn nhóm mổ sớm phù hợp với kết quả của chúng tôi.

VTM hoại tử trên đại thể với biểu hiện trong mổ là VTMC dính nhiều, trên thành TM mà đa số ở phần đáy có những mảng hoại tử xám đen khu trú hay rải rác, thường được mạc nối lớn bám vào và rất bị thủng khi gỡ dính, chúng tơi gặp 10 trường hợp chiếm 9,7%. Trong đó chỉ có 1 trường hợp ở nhóm 1 chiếm 5,3%, 9 trường hợp cịn lại ở nhóm 3 chiếm 13,6%. Tỷ lệ hoại tử ở nhóm 3 nhiều hơn tuy nhiên sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (p=0,272) (bảng 3.14). Trường hợp hoại tử của nhóm mổ trong vịng 24 giờ đầu là 1 bệnh nhân 81 tuổi, tình trạng mạch máu có lẽ xơ vữa, hẹp lịng nên dễ hoại tử khi có sự chèn ép do phù nề trong VTMCDS.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHẪU THUẬT cắt túi mật nội SOI TRONG điều TRỊ VIÊM túi mật cấp DO sỏi (Trang 85 - 87)