1.2. Những khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.3. Quản lý nhà trường
1.2.3.1. Khái niệm nhà trường
Nhà trường là một thiết chế chuyên biệt của xã hội, thực hiện chức năng kiến tạo các kinh nghiệm xã hội cần thiết cho một nhóm dân cư nhất định của xã hội đó. Nhà trường được tổ chức sao cho việc kiến tạo nói trên đạt được các mục tiêu mà xã hội đó đặt ra cho nhóm dân cư được huy động vào sự kiến tạo này một cách tối ưu theo quan niệm của xã hội.
Quá trình sư phạm là quá trình kiến tạo các điều kiện và cơ hội để cá thể người lĩnh hội, chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội, thực hiện việc xã hội hoá nhân cách của mình. Nhà trường thực hiện chức năng kiến tạo các kinh nghiệm xã hội thơng qua q trình sư phạm hay nói cách khác, nhà trường là thiết chế chủ yếu để thực hiện quá trình sư phạm.
Trong bối cảnh hiện đại, nhà trường được thừa nhận rộng rãi như một thiết chế chuyên biệt của xã hội để giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ trở thành những cơng dân có ích cho tương lai. Thiết chế đó có mục đích rõ ràng, có tổ chức chặt chẽ, được cung ứng các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện chức năng của mình mà khơng một thiết chế nào có thể thay thế được. Những nhiệm vụ của nhà trường cũng được đề cập đến từ nhiều khía cạnh khác nhau. Việc quản lý nhà trường cũng có nhiều cách để tiếp cận. Bản chất giai cấp của
nhà trường được khẳng định bởi tính mục đích cũng như cách thức vận hành của nó và một điều được khẳng định là: Khi nhà trường thực hiện chức năng giáo dục trong một xã hội cụ thể, bản sắc văn hoá dân tộc in dấu sâu đậm trong toàn bộ hoạt động của nhà trường.
1.2.3.2. Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy - học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ mức độ phát triển thấp lên mức độ phát triển cao để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm
vi trách nhiệm của mình, tức là nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”[17, tr.61].
Theo Phạm Viết Vượng: “Quản lý nhà trường là hoạt động của các cơ
quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường”[39, tr.205].
Quản lý nhà trường bao gồm hai loại tác động sau: Tác động của những chủ thể quản lý bên trên và bên ngồi nhà trường (đó là những tác động quản lý của các cơ quan QLGD cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy, học tập, giáo dục của nhà trường, hoặc những chỉ dẫn, những quyết định của các thực thể bên ngồi nhà trường nhưng có liên quan trực tiếp đến nhà trường như cộng đồng được đại diện dưới hình thức Hội đồng giáo dục nhằm định hướng sự phát triển của nhà trường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện phương hướng phát triển đó); Tác động của những chủ thể quản lý bên trong nhà trường (bao gồm các hoạt động: Quản lý giáo viên, quản lý học sinh, quản lý quá trình dạy học - giáo dục, quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị trường học, quản lý tài chính trường học, quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng.
Tóm lại, quản lý trường học về bản chất là quản lý con người (tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh) và quản lý các nguồn lực cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục của nhà trường. Do đó, có thể hiểu quản lý trường học là những tác động tối ưu của chủ thể quản lý (lãnh đạo trường học) đến giáo viên, học sinh và các cán bộ khác nhằm tận dụng các nguồn lực hướng vào đẩy mạnh các hoạt động của nhà trường. Tiêu điểm là thúc đẩy quá trình đào tạo thế hệ trẻ, thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mong muốn.