Khái quát tình hình phát triển giáo dục đào tạo của trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10 ở trường trung học phổ thông quang trung đống đa, thành phố hà nội (Trang 46 - 50)

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Khái quát tình hình phát triển giáo dục đào tạo của trƣờng Trung học phổ thông Quang Trung - Đống Đa học phổ thơng Quang Trung - Đống Đa

2.1.1. Vị trí địa lý của trường Trung học phổ thông Quang Trung

Trường THPT Quang Trung - Đống Đa được thành lập vào năm 1970; tọa lạc tại 178 đường Láng, phường Thịnh Quang, Đống Đa; cách trung tâm thành phố Hà Nội 6 km về phía Tây Nam. Trường nằm trên tuyến đường chính của nút giao Ngã Tư Sở, có vị trí quan trọng trong mối quan hệ với các quận huyện khác của thành phố cũng như các địa phương trong cả nước.

Trong mấy năm gần đây, trên địa bàn quận Đống Đa cũng như các quận huyện khác của Thành phố Hà Nội có tốc độ đơ thị hóa nhanh và hơn nữa do sự tăng dân số cơ học nên thành phần dân cư nhiều, sự phân tầng, phân hóa xã hội ngày càng lớn, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến điều kiện sống cũng như cách nhìn nhận của phụ huynh đối với học tập và sự nuôi dạy con cái. Đây cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến việc xây dựng kế hoạch và sự nghiệp phát triển giáo dục của nhà trường.

2.1.2. Cơ sở vật chất nhà trường

Trường THPT Quang Trung - Đống Đa có tổng diện tích là 12.000 m2, trường được cơng nhận chuẩn Quốc gia từ năm 2013 nên có đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho việc giảng dạy và giáo dục. Ngồi ra, trường cịn có nhà sân bóng đá mini, sân chơi bóng rổ, vườn cây cảnh sinh vật và sân trường xanh, sạch.

2.1.3. Về chất lượng giáo dục - đào tạo (năm học 2014-2015)

Hội đồng giáo dục nhà trường luôn quan tâm và xác định: chất lượng đào tạo là nhiệm vụ chính trị hàng đầu và quyết định sự tồn tại của nhà trường.

- Tỉ lệ học sinh giỏi tăng nhanh: từ 2 -> 7%

- Số học sinh đạt giải Quốc gia: 05 (ở các môn Sử, Ngoại ngữ).

- Số học sinh đạt giải Thành phố các mơn: Văn, Tốn, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Ngoại ngữ: trung bình từ 10 -> 15 học sinh/1 năm.

- Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp luôn đạt hoặc cao hơn tỉ lệ chung của Thành phố, từ năm 2009 đến 2015 đều đỗ tốt nghiệp 100%.

- Tỉ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học và Cao đẳng luôn đạt từ 75% trở lên, năm 2015 có 321/570 HS có điểm thi ĐH bằng và trên 20 điểm.

- Về đức dục: 95% học sinh hạnh kiểm Tốt, Khá.

- Về thể dục thể thao: hàng năm có 10 -> 20 huy chương các cấp Quốc gia và Thành phố, tham gia các cuộc thi của Thành phố đều đạt giải cao. Là đơn vị dẫn đầu quận Đống Đa trong phong trào chạy giải Báo Hà Nội mới hàng năm.

- Học sinh tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.

2.1.4. Tình hình đội ngũ của trường

2.1.4.1. Tình hình đội ngũ giáo viên nói chung

Năm học 2014 - 2015, tổng số CBGV, NV của nhà trường là 102 người, trong đó có 4 cán bộ quản lý và cơ bản đủ biên chế giáo viên các môn học, đủ biên chế kế toán, thư viện, văn thư, thiết bị trường học và y tế học đường. Đội ngũ CBGV, NV của nhà trường nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý và phát triển giáo dục của nhà trường. Nhiều thầy cô sau khi ra trường đã nhanh chóng khẳng định được uy tín của mình trong học sinh, đồng nghiệp và nhân dân. Một số thầy cơ ln có ý thức tự học, tự đào tạo, tích cực tham gia các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

- 100% tổ chuyên môn là Tổ lao động giỏi. Nhiều tổ đạt danh hiệu “Tổ lao động xuất sắc”.

- Thạc sĩ: 35

- Đang theo học cao học: 06 - Chiến sĩ thi đua: 30

- Giáo viên dạy giỏi; giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Thành phố: 30 - Giáo viên có học sinh dự thi và đạt giải Quốc gia: 05

- Giáo có sáng kiến kinh nghiệm xếp loại Thành phố: 25

- Qua dự giờ, thăm lớp của Thanh tra Sở giáo dục, trường có 90% số giáo viên đạt tay nghề từ khá trở lên.

2.1.4.2. Tình hình đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp 10 nói riêng

Giáo viên giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp tại trường được đào tạo chính quy tập trung nên có đủ trình độ để dạy học và giáo dục ở bậc THPT; Phần lớn giáo viên chủ nhiệm đã thực sự nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, bám lớp bám trường, quan tâm tìm hiểu học sinh và có những biện pháp tích cực giúp tập thể lớp đi lên, 80% giáo viên có kinh nghiệm làm chủ nhiệm trong nhiều năm. Đội ngũ GVCN lớp của nhà trường được lãnh đạo nhà trường lựa chọn với 42 đồng chí trên cơ sở yêu cầu chung của công tác GVCN. Tuy nhiên, đội ngũ GVCN lớp 10 (14 thầy cô) không phải là cố định hàng năm mà sẽ chủ nhiệm một khối lớp từ đầu đến cuối cấp. Vì vậy, nhà trường khơng có một đội ngũ giáo viên chuyên làm công tác chủ nhiệm lớp 10. Hơn nữa trong những năm gần đây, nhà trường có tới 2/3 là giáo viên trẻ, từ các nơi khác chuyển về trường, còn thiếu kiến thức thực tế, kinh nghiệm làm công tác giáo dục; kiến thức hiểu biết về tâm lí lứa tuổi học sinh, đặc biệt là lứa tuổi 14, 15 cịn ít... đây là những khó khăn trong quản lý hoạt động GVCN lớp nói chung và hoạt động GVCN lớp 10 nói riêng của nhà trường, rất cần phải có những biện pháp phù hợp, khoa học và hiệu quả để khắc phục điểm yếu này.

2.1.5. Đặc điểm của học sinh lớp 10 của trường

Hiện nay, học sinh lớp 10 của trường THPT Quang Trung - Đống Đa trong năm học 2015 – 2016 là 576 em (tăng nhẹ 1,6% so với năm học 2014 –

2015), Học sinh THPT Quang Trung - Đống Đa vừa có biểu hiện đặc điểm chung, vừa có những nét đặc thù bởi sự quy định, tác động của các điều kiện, hồn cảnh mơi trường xã hội, gia đình đến quá trình học tập, tu dưỡng và phát triển nhân cách. Học sinh lớp 10 trường THPT Quang Trung - Đống Đa có một số đặc điểm sau:

Một là, hồn cảnh gia đình đa dạng. Đa phần là con em công nhân, cán

bộ viên chức, tiểu thương, nội trợ và các nghề tự do. Nhìn chung, gia đình các em đều có điều kiện quan tâm và chăm lo đến việc học tập, vui chơi của con mình. Có một số ít học sinh, do bố mẹ bận cơng việc làm ăn nên ít quan tâm, chủ yếu việc học của con trơng gửi vào nhà trường. Hơn nữa, có những gia đình bố mẹ ly hơn, khơng hịa hợp. Vì vậy, con cái mải chơi, lười học, dễ sa ngã vào tệ nạn xã hội. Thực tế đó dẫn đến cơng tác giáo dục các em học sinh của nhà trường, đặc biệt là hoạt động chủ nhiệm lớp gặp nhiều khó khăn.

Hai là, có sự chuyển biến nhanh về thể chất. Do tác động của điều kiện

kinh tế - xã hội Thủ đô, điều kiện kinh tế gia đình ngày càng được nâng cao hơn trước nên học sinh lớp 10 trường THPT Quang Trung - Đống Đa có sự phát triển tốt hơn về chiều cao, trọng lượng, thể trạng Các em có sức khoẻ tốt, đủ điều kiện tham gia các hoạt động của nhà trường.

Ba là, có trí tuệ, năng lực nhận thức nhanh. Học sinh lớp 10 trường THPT Quang Trung - Đống Đa đa số có tố chất, có trí tuệ, khả năng nhận thức nhanh các tri thức tự nhiên, xã hội và kỹ năng sống. Họ có điều kiện khơng chỉ tiếp cận nguồn tri thức qua thầy cơ và sách vở, mà cịn tiếp cận dễ dàng thông qua các phương tiện truyền thông hiện đại như báo trí, truyền hình, mạng internet... Bên cạnh đó họ cũng dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động tiêu cực của mặt trái xã hội, như tệ nạn xã hội, môi trường sống, mặt trái của nền kinh tế thị trường...

Bốn là, dễ hịa nhập cộng đồng, nhưng tính tự lập, tính kiên trì vượt khó

đình học sinh có điều kiện vật chất đầy đủ, tinh thần phong phú, mức sống cao đáp ứng mọi nhu cầu học tập và vui chơi. Do vậy, mỗi khi gặp khó khăn trong học tập, trong quan hệ với bạn bè, thầy cơ thì sự kiên trì vượt khó khơng cao.

Nghiên cứu, xem xét đặc điểm tâm sinh lý học sinh lớp 10 trường THPT Quang Trung - Đống Đa là một trong những căn cứ quan trọng để xác định nội dung, cách thức giáo dục phù hợp, góp phần thực hiện tốt chương trình, mục tiêu giáo dục THPT trong giai đoạn mới.

2.2. Thực trạng quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10 ở trƣờng Trung học phổ thông Quang Trung - Đống Đa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10 ở trường trung học phổ thông quang trung đống đa, thành phố hà nội (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)