Bồi dưỡng nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10 ở trường trung học phổ thông quang trung đống đa, thành phố hà nội (Trang 81 - 85)

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp10 ở

3.2.2. Bồi dưỡng nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ giáo viên

3.2.2.1. Bồi dưỡng kiến thức khoa học giáo dục, những kỹ năng cần thiết về công tác chủ nhiệm cho đội ngũ GVCN lớp 10

* Bồi dưỡng kiến thức mơn tâm lý học lứa tuổi

- Mục đích:

Bổ sung thêm những kiến thức về tâm lý học lứa tuổi mà GVCN lớp đã được học trong các trường sư phạm giúp họ nắm vững đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 10, qua đó có thể đưa ra những biện pháp giáo dục, tác động đến đối tượng một cách hiệu quả, phù hợp nhất.

- Cách tiến hành:

Lãnh đạo nhà trường mời chuyên gia tâm lý về tập huấn, bổ sung kiến thức cho đội ngũ GVCN lớp 10.

Tổ chức hội thảo trao đổi, giải quyết những tình huống giáo dục mà thực tiễn công tác chủ nhiệm lớp gặp phải để cùng tìm ra những biện pháp giải quyết phù hợp, hiệu quả, mang tính giáo dục cao nhất.

Bên cạnh các loại sách giáo khoa, tài liệu phục vụ hoạt động chuyên môn, lãnh đạo nhà trường mua bổ sung thêm vào thư viện nhà trường các loại sách chuyên khảo về Tâm lý học lứa tuổi, sách nghiệp vụ công tác chủ nhiệm lớp, xây dựng thư viện điện tử, đăng ký các trang web và sách điện tử để tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ GVCN lớp 10 của nhà trường có thể tiếp cận, tìm hiểu một các dễ dàng nhất.

* Bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết về hoạt động chủ nhiệm lớp cho đội ngũ GVCN lớp 10 của nhà trường.

- Mục đích:

Lãnh đạo nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp 10 những kỹ năng cần thiết về hoạt động chủ nhiệm lớp. Để từ đó, đội ngũ

GVCN lớp 10 của nhà trường mặc dù tuổi đời còn trẻ, tuổi nghề chưa nhiều nhưng chắc chắn sẽ hồn thành tốt nhiệm vụ được giao mà khơng cần phải có nhiều năm kinh nghiệm. Đồng thời, thấy rõ được sự khác biệt về tâm lý lứa tuổi của lớp đầu cấp để áp dụng các kỹ năng cho phù hợp.

- Cách tiến hành:

Trên cơ sở lãnh đạo nhà trường và một số GVCN được tham gia tập huấn về hoạt động chủ nhiệm lớp do Sở GD- ĐT Hà Nội tổ chức đầu mỗi năm học sẽ được tiến hành triển khai tập huấn tại trường. Việc triển khai tập huấn nội dung này có thể dành cho tất cả thành viên trong HĐGD nhà trường nhưng trọng tâm là đội ngũ GVCN lớp (trong đó có GVCN lớp 10).

Tổ chức cho đội ngũ GVCN lớp 10 tham dự các buổi HĐNGLL, sinh hoạt tập thể, ngoại khóa điểm, một số trải nghiệm thực tế để qua đó thấy được hiệu quả mà hoạt động mang lại cho học sinh.

Tổ chức tập huấn bồi dưỡng “Kỹ năng chủ nhiệm lớp” cho đội ngũ GV nói chung và GVCN lớp 10 nói riêng. Đó là khả năng vận dụng những kiến thức về công tác chủ nhiệm để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm trong thực tiễn.

Các kỹ năng cụ thể cần tập huấn:

+ Kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh.

+ Kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp. + Kỹ năng xây dựng tập thể

+ kỹ năng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. + Kỹ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp

+ Kỹ năng giải quyết các tình huống giáo dục.

+ Kỹ năng ngăn ngừa và giải quyết xung đột trong tập thể lớp + Kỹ năng phối hợp với các lực lượng giáo dục khác

+ Kỹ năng đánh giá kết quả giáo dục + Kỹ năng giáo dục học sinh cá biệt

+ Kỹ năng bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ lớp

+ Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề, các hoạt động trải nghiệm, hoạt động hướng nghiệp, lao động.

- Các điều kiện thực hiện biện pháp:

Lãnh đạo nhà trường quản lý sát sao, nắm vững thực trạng năng lực của đội ngũ GVCN lớp 10, nhận biết xác định được nội dung nào phải tổ chức bồi dưỡng, nội dung nào cần giới thiệu để GVCN tự bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển giáo dục và điều kiện của nhà trường.

Kế hoạch bồi dưỡng phải được xây dựng sớm và cụ thể, kết hợp hiệu quả hai hình thức bồi dưỡng định kỳ và thường xuyên. Giảng viên là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các GV cốt cán đã được tham gia tập huấn do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức và các GVCN có kinh nghiệm, có năng lực làm công tác chủ nhiệm hoặc các nhà chuyên môn, chuyên gia.

Lãnh đạo nhà trường cần quan tâm, tạo điều kiện cho đội ngũ GVCN lớp 10 tiếp tục học tập nâng cao trình độ, tham dự đầy đủ các lớp tập huấn đặc biệt là tập huấn giáo dục kỹ năng sống, tích cực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn cũng như hiểu biết xã hội. Có nguồn kinh phí nhất định cho tổ chức bồi dưỡng đạt hiệu quả.

3.2.2.2. Thường xuyên tổ chức học tập trao đổi kinh nghiệm về nội dung và phương pháp công tác chủ nhiệm lớp10 cho đội ngũ GVCN của nhà trường. (Phần lớn GVCN lớp10 của nhà trường là giáo viên trẻ)

- Mục đích:

Xuất phát từ thực tế đa phần GVCN lớp 10 của nhà trường là giáo viên trẻ (80% có tuổi đời dưới 35), vì vậy lãnh đạo nhà trường cần thường xuyên tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm về những nội dung và phương pháp công tác chủ nhiệm lớp cho đội ngũ GVCN lớp 10. Biện pháp này sẽ giúp cho các thầy, cô giáo chủ nhiệm lớp 10 hiểu rõ và hình dung một cách dễ dàng những nội dung công việc cần phải làm sau khi được phân công và

nhận lớp chủ nhiệm. Đồng thời trên cơ sở những phương pháp chủ nhiệm hết sức cơ bản được học tập, trao đổi, đội ngũ GVCN lớp 10 sẽ có kinh nghiệm áp dụng một cách sáng tạo vào điều kiện thực tế của lớp mình sao cho có hiệu quả cao nhất.

- Cách tiến hành:

Ngay từ đầu năm học, lãnh đạo nhà trường tổ chức một buổi tập huấn cho đội ngũ GVCN nói chung và GVCN lớp 10 nói riêng học tập những nội dung và phương pháp công tác chủ nhiệm lớp. Ngồi cung cấp thơng tin, cần tổ chức cho các thầy cô trao đổi, thảo luận những nội dung đã học để nhận ra những thành công và thất bại, những bài học kinh nghiệm, thuận lợi và khó khăn để có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp.

Tổ chức các buổi hội thảo nhỏ để các GVCN lớp 10 được trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, nhất là những GVCN giỏi hướng dẫn giúp đỡ những GV trẻ, GVCN mới nhận cơng tác chủ nhiệm, cịn ít kinh nghiệm QL lớp HS.

Tổ chức hiệu quả các buổi hội thảo theo chuyên đề về công tác chủ nhiệm lớp 10, để giáo viên được trình bày ý kiến của mình, cùng tranh luận bàn bạc và có phương pháp tốt về những vấn đề khoa học, nghiệp vụ như

“Giáo dục học sinh đầu cấp có hành vi khơng mong đợi”, “Xây dựng lớp tự quản”, “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 10”.

+ Về nội dung cơng tác chủ nhiệm lớp 10.

Tìm hiểu học sinh.

Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm.

Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm thông qua việc tổ chức bộ máy tự quản.

Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục tồn diện. Giám sát, thu thập thơng tin thường xun về lớp chủ nhiệm. Đánh giá.

Cập nhật hồ sơ công tác giáo viên chủ nhiệm và hồ sơ học sinh. Cố vấn cho BCH chi đoàn Đoàn trong lớp chủ nhiệm.

Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. + Về phương pháp công tác chủ nhiệm lớp 10:

Đối với nhiệm vụ dạy học trên lớp.

Đối với nhiệm vụ tổ chức quản lý lớp học.

Phác họa kế hoạch chiến lược chủ nhiệm bước đầu. Xây dựng không gian lớp học thân thiện.

Tổ chức lớp.

Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp.

Xây dựng mối quan hệ với cha mẹ học sinh. Công việc sổ sách.

Quản lý chất lượng giáo dục của lớp chủ nhiệm.

3.2.3. Thành lập khối giáo viên chủ nhiệm lớp 10. Tổ chức giao ban rút kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 10 từng tuần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10 ở trường trung học phổ thông quang trung đống đa, thành phố hà nội (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)