Nội dung quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trƣờng Trung học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10 ở trường trung học phổ thông quang trung đống đa, thành phố hà nội (Trang 40 - 42)

Quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của lãnh đạo nhà trường (đứng đầu là Hiệu trưởng) là một chuỗi công việc kế tiếp nhau, đã được tách riêng thành từng việc trên cơ sở chun mơn hố. Đó là các chức năng quản lý. Đối với bất kỳ đối tượng quản lý nào, ở cấp độ quản lý nào cũng phải thực hiện những chức năng quản lý chung. Do đó, chức năng quản lý là tất yếu khách quan của quản lý giáo dục hay quản lý bất kỳ đối tượng nào. Lãnh đạo nhà trường phải thực hiện chức năng cơ bản đó. Hệ thống chức năng bao gồm: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, thông tin. Đối với quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp thì nội dung quản lý bao gồm:

Xây dựng kế hoạch tháng, học kỳ, năm chỉ ra công việc cần làm của giáo viên chủ nhiệm lớp.

Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp, điều tra về lý lịch, hồn cảnh gia đình học sinh, xây dựng các chỉ tiêu phấn đấu.

Triển khai cho giáo viên chủ nhiệm học tập về quyền, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp.

Hiệu trưởng thu thập thông tin, thông qua kiểm tra các hoạt động của chủ nhiệm lớp: như kiểm tra việc ghi sổ điểm, ghi kiểm diện, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch: như tổ chức họp phụ huynh, ghi sổ liên lạc, giải quyết giáo dục học sinh cá biệt

Triển khai việc thu học phí, tiền đóng góp xây dựng trường, lớp, diện học sinh được miễn giảm học phí, việc thực hiện chế độ, chính sách với học sinh diện ưu tiên.

Giải quyết mối quan hệ giữa đoàn trường với giáo viên chủ nhiệm lớp. Trong một nhà trường phải phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục tham gia giáo dục học sinh. Phối hợp giữa cha mẹ học sinh, phối hợp đoàn trường, với các lực lượng giáo dục để tham gia giáo dục học sinh.

Chỉ đạo việc tổ chức đánh giá thi đua từng tuần, từng tháng, từng học kỳ, xếp thứ, việc thực hiện nền nếp của các lớp từng tuần.

Như vậy có thể khái quát các nội dung của hoạt động quản lý công tác GVCN lớp như sau:

- Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp.

- Kiểm tra đánh giá chuyên môn nghiệp vụ về công tác chủ nhiệm lớp. - Khuyến khích động viên bằng vật chất, tinh thần và chế độ đãi ngộ với GVCN lớp, tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho giáo viên.

- Tổ chức hội thảo, hội thi GVCN giỏi, bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết về cơng tác chủ nhiệm lớp.

- Quản lý hành chính về các hoạt động chủ nhiệm lớp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10 ở trường trung học phổ thông quang trung đống đa, thành phố hà nội (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)