Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của một số biện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10 ở trường trung học phổ thông quang trung đống đa, thành phố hà nội (Trang 99)

Quang Trung - Đống Đa

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10 được đề xuất.

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

- Nhận thức về mức độ cần thiết của 7 biện pháp đã đề ra. - Nhận thức về mức độ khả thi của 7 biện pháp đã đề ra.

3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi - Phương pháp phỏng vấn.

3.4.4. Đối tượng khảo nghiệm

Chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, nhà giáo ưu tú, cán bộ Sở Giáo dục Hà Nội, Cố vấn Đoàn Thanh niên, Chủ tịch cơng đồn và giáo viên chủ nhiệm của nhà trường, tổng là 62 người.

3.4.5. Quy trình tiến hành

- Bước 1: Lập mẫu phiếu điều tra: Nội dung điều tra về tính cần thiết,

tính khả thi của các biện pháp đề xuất ở các mức độ:

+ Đánh giá về tính cần thiết của 07 biện pháp được đề xuất với 4 mức độ:Rất cần thiết; cần thiết; ít cần thiết; khơng cần thiết.

+ Đánh giá về tính khả thi của 07 biện pháp được đề xuất với 4 mức độ: Rất khả thi; khả thi; ít khả thi; không khả thi.

- Bước 2: Chọn đối tượng điều tra

- Bước 3: Phát phiếu điều tra. [xem phụ lục 03] - Bước 4: Thu phiếu điều tra, xử lý số liệu.

* Tính giá trị trung bình cho mỗi biện pháp đề xuất rồi sắp xếp thứ bậc:

- Mức độ 1: Rất cần thiết và rất khả thi: 3 điểm. - Mức độ 2: Cần thiết và khả thi: 2 điểm.

- Mức độ 3: Không cần thiết và không khả thi: 1 điểm.

* Một số cơng thức tính tốn trong khảo nghiệm:

Điểm TB thể hiện giá trị thứ hạng tính cần thiết thiết (khả khí) và tính khả thi của các biện pháp:

X = n 1   n 1 i i X .ni Y = n 1   n 1 i i Y .ni Trong đó: - X là các số trung bình cộng các mức độ tính cần thiết - Y là các số trung bình cộng các mức độ tính khả thi - Xi,Yi là điểm ở mức độ xi, yi

- n là tần số xuất hiện các câu trả lời.

3.4.6. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của một số biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10

TT Biện pháp Mức độ cần thiết Điểm TB (X ) Thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % 1 Tổ chức, xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10 54 87.1 8 12.9 0 0.0 2.87 5

năng lực công tác cho đội ngũ GVCN lớp 10 3 Thành lập khối GVCN lớp 10. Tổ chức giao ban rút kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 10 từng tuần 57 91.9 5 8.1 0 0.0 2.92 3

4 Thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp 10

53 85.5 9 14.5 0 0.0 2.85 6

5 Xây dựng tiêu chí GVCN lớp 10 giỏi gắn với công tác thi đua khen thưởng. Tổ chức Hội thi GVCN lớp 10 giỏi cấp trường 53 85.5 8 12.9 1 1.6 2.84 7 6 Chỉ đạo GVCN lớp 10 liên kết với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh 58 93.5 4 6.5 0 0.0 2.94 2 7 Ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy, ý kiến đánh giá của 62 CBQL, GV và chuyên gia được hỏi thì các ý kiến đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp phù hợp với khảo sát thực trạng đã nêu tại chương 2. Qua việc khảo sát ý kiến đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp mà tác giả đề xuất, cho thấy các biện pháp được đánh giá là rất cần thiết, thể hiện điểm 100% các biện pháp có điểm trung bình trên 2,82 điểm trở lên. Đặc biệt, biện pháp 2, có tới 100% ý kiến đánh giá ở mức độ rất cần thiết. Điều đó chứng tỏ, 7 biện pháp mà tác giả đề xuất chính là một trong các hệ thống các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10 của nhà trường.

Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của một số biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10

TT Biện pháp Mức độ khả thi Điểm TB (Y ) Thứ bậc Rất khả thi Ít khả thi Không khả thi SL % SL % SL % 1 Tổ chức, xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10 57 91.9 5 8.1 0 0.0 2.92 2

2 Bồi dưỡng nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ GVCN lớp 10 62 100.0 0 0.0 0 0.0 3.00 1 3 Thành lập khối GVCN lớp 10. Tổ chức giao ban rút kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 10 từng tuần 53 85.5 7 11.3 2 3.2 2.82 6

4 Thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp 10

55 88.7 7 11.3 0 0.0 2.89 3

5 Xây dựng tiêu chí GVCN lớp10 giỏi gắn với công tác thi đua khen thưởng. Tổ chức Hội thi GVCN lớp 10 giỏi cấp trường 50 80.6 12 19.4 0 0.0 2.81 7 6 Chỉ đạo GVCN lớp 10 liên kết với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh 54 87.1 7 11.3 1 1.6 2.85 5 7 Ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10

54 87.1 8 12.9 0 0.0 2.87 4

Tương tự như vậy, tổng hợp ý kiến đánh giá của 62 CBQL, GV và chuyên gia được hỏi thì các ý kiến đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp phù hợp với thực trạng mà tác giả đã khảo sát và nêu tại chương 2. Qua việc khảo sát tính khả thi của các biện pháp mà tác giả đề xuất, nhận thấy các biện pháp mà tác giả đề xuất có tính khả thi trong thực tế là rất cao. Cụ thể là 100% các biện pháp có điểm trung bình về tính khả thi là 3,81 điểm trở lên. Đặc biệt là biện pháp 2 nâng cao năng lực cơng tác cho đội ngũ GVCN lớp 10 đã có 100% ý kiến được hỏi cho là rất khả thi.

Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả tính khảo nghiệm về cần tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất

TT Nội dung các biện pháp

Tính cần thiết Tính khả thi (Xi- Yi) (Xi- Yi)2 X Xi Y Yi 1 Tổ chức, xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10

2.87 5 2.92 2 3 9 2 Bồi dưỡng nâng cao năng lực

công tác cho đội ngũ GVCN lớp 10

3.00 1 3.00 1 0 0 3 Thành lập khối GVCN lớp 10.

Tổ chức giao ban rút kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 10 từng tuần

2.92 3 2.82 6 -3 9

4 Thực hiện đổi mới kiểm tra đánh

giá hoạt động chủ nhiệm lớp 10 2.85 6 2.89 3 -3 9 5 Xây dựng tiêu chí GVCN lớp10

giỏi gắn với công tác thi đua khen thưởng. Tổ chức Hội thi GVCN lớp 10 giỏi cấp trường

2.84 7 2.81 7 0 0

6 Chỉ đạo GVCN lớp 10 liên kết với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh

2.94 2 2.85 5 - 3 9

7 Ứng dụng CNTT trong quản lý

Xét tính tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, cãn cứ vào kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi có một số kết luận lý sau: Các ý kiến đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi có sự chênh lệch nhau, tuy nhiên sự chênh lệch giữa các ý kiến đánh giá là không quá lớn, chứng tỏ đội ngũ CBQL, GV và chuyên gia đánh giá rất cao tính thực tiễn của các biện pháp mà tác giả đề xuất. Để khẳng định nhận định trên áp dụng cơng thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman có:

2 1 2 (Xi-Yi) 1 ( 1) n R N N     (-1 ≤ R ≤ 1)

Trong đó: R - là hệ số tương quan (thỏa mãn điều kiện: -1 ≤ R ≤ 1) N - là số các biện pháp quản lý đề xuất

(Xi-Yi)2 - là bình phương hiệu số thứ bậc

Thay các giá trị vào cơng thức trên ta có được kết quả hệ số tương quan R = 0,89 cho phép kết luận: Mức độ cần thiết và mức độ khả thi tương quan chặt và là tương quan thuận. Có nghĩa mức độ cần thiết và mức độ khả thi là rất phù hợp.

Biểu đồ 3.1. Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Qua biểu đồ trên chúng ta thấy cả 7 biện pháp mà tác giả đề xuất đều có tính tương quan thuận. Biện pháp số 3 có tính đồng thuận rất cao, chỉ có biện pháp số 4 là có sự khác biệt về sự đồng thuận giữa tính cần thiết và khả thi, tuy nhiên sự khác biệt có tỷ lệ chênh lệch là khơng đáng kể, có điểm trung bình trung giữa tính cần thiết và tính khả thi chênh lệch khơng lớn hơn 0,1 điểm. Đánh giá tổng thể về mức độ cần thiết và tính khả thi đối với các biện pháp của đề tài, các ý kiến đều có sự đồng thuận và nhất trí cao với đề xuất của tác giả.

Qua kết quả khảo nghiệm, chúng ta có thể khẳng định để phát triển, nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10, là cần thực hiện các biện pháp cơ bản đã nêu. Các biện pháp đó vừa cần thiết, vừa khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường trong tình hình hiện nay.

Tiểu kết chƣơng 3

Dựa trên căn cứ lý luận và thực tiễn chúng tôi đề xuất 07 biện pháp hoạt động chủ nhiệm lớp 10 ở trường THPT Quang Trung - Đống Đa, thành phố Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện, đáp ứng các yêu cầu đổi mới đang đặt ra đối với GD hiện nay. Các biện pháp cụ thể là:

- Tổ chức, xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10; - Bồi dưỡng nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ GVCN lớp 10; - Thành lập khối GVCN lớp 10. Tổ chức giao ban rút kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 10 từng tuần;

- Thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp 10; - Xây dựng tiêu chí GVCN lớp10 giỏi gắn với công tác thi đua khen thưởng. Tổ chức Hội thi GVCN lớp 10 giỏi cấp trường;

- Chỉ đạo GVCN lớp 10 liên kết với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh;

- Ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10.

Từ kết quả khảo sát trên cho thấy, các biện pháp mà chúng tôi đề xuất trong luận văn của mình cơ bản có tính khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của trường THPT Quang Trung - Đống Đa, thành phố Hà Nội, đáp ứng được mong muốn của lãnh đạo, GVCN lớp 10 cũng như giáo viên bộ mơn nhà trường và có tính khả thi cao.

Như vậy, nếu được áp dụng những biện pháp này để quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10 sẽ góp phần nâng cao được hiệu quả quản lý và chất lượng giáo dục của nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Hoạt động chủ nhiệm lớp 10 có một vị trí hết sức quan trọng trong hoạt

động giáo dục của nhà trường THPT. Quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10 góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, do đó Hiệu trưởng và đội ngũ cán bộ quản lý cần phải có những biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10 đáp ứng yêu cầu đổi mới của GD phổ thơng, góp phần tích cực thực hiện thành cơng mục tiêu giáo dục.

Đề tài đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận quản lý; quản lý giáo dục; quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp; nhiệm vụ, quyền của GVCN lớp; trách nhiệm, công việc của GVCN lớp. Việc nghiên cứu phần lý luận nói trên đã định hướng và xác lập nên cơ sở vững chắc giúp tác giả nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10 ở trường THPT Quang Trung - Đống Đa, thành phố Hà Nội nói riêng và các trường THPT nói chung.

1.2. Đề tài đã đánh giá một cách khá đầy đủ, toàn diện về thực trạng quản lý

hoạt động chủ nhiệm lớp 10 của lãnh đạo trường THPT Quang Trung - Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đề tài đã chỉ ra thực trạng quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10 của lãnh đạo nhà trường trên các nội dung quản lý: như quản lý đội ngũ GVCN lớp 10, các biện pháp đã thực hiện chỉ đạo đạt ở mức độ nào? Những công việc mà GVCN đã thực hiện đạt ở mức độ nào. Tiêu chí để đánh giá một GVCN lớp 10. Vị trí vai trị của GVCN lớp 10 trong nhà trường. Qua điều tra cho thấy việc quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10 của lãnh đạo nhà trường chủ yếu do kinh nghiệm cá nhân và học hỏi lẫn nhau, những tài liệu nghiệp vụ cịn ít.

1.3. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đã đề xuất 8 biện pháp

nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10 của nhà trường, đó là: Tổ chức, xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động chủ nhiệm

lớp 10; Lựa chọn, phân công hợp lý, hiệu quả GVCN lớp 10; Bồi dưỡng nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ GVCN lớp 10; Thành lập khối GVCN lớp 10. Tổ chức giao ban rút kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 10 từng tuần; Thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp 10; Xây dựng tiêu chí GVCN lớp 10 giỏi gắn với công tác thi đua khen thưởng. Tổ chức Hội thi GVCN lớp 10 giỏi cấp trường; Chỉ đạo GVCN lớp 10 liên kết với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh; Ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10

Những kết quả khảo nghiệm đã xác định tính khách quan và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Điều đó cịn cho thấy nội dung đề tài đã đáp ứng được mục đích nghiên cứu và giải quyết được nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ giáo dục và đào tạo

- Đề nghị Bộ GD-ĐT tiếp tục triển khai tập huấn về hoạt động GVCN lớp trong trường THCS, THPT cho tất cả thành viên trong BGH các trường và toàn thể giáo viên, do cấp Sở phụ trách và lên kế hoạch tập huấn. Vì bất kỳ giáo viên nào cũng có thể được phân cơng cơng tác chủ nhiệm lớp.

- Trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên hàng năm cần có những nội dung mang tính cập nhật, đổi mới và thiết thực với thực tế hoạt động chủ nhiệm lớp của từng cấp học (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) bởi mỗi cấp học có đặc thù riêng.

- Cần có chế độ, chính sách hợp lý đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm.

2.2. Đối với Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội

- Với đội ngũ cán bộ quản lý đương chức: cần thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, tổ chức tốt các chun đề hội thảo, có chính sách cho cán bộ quản lý trường học tham quan học tập những trường quản lý tốt hoạt động chủ nhiệm lớp, tham quan các mơ hình trường, lớp cách quản lý đội ngũ giáo

viên của hiệu trưởng, tìm hiểu ở những trường tiên tiến nước ngồi để họ có điều kiện trao đổi, học tập kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà trường.

- Cần chú trọng hơn nữa công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý của các nhà trường, phát hiện và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận, đặc biệt quan tâm, bồi dưỡng cán bộ quản lý trẻ và là nữ.

- Đẩy mạnh công nghệ thông tin trong công tác quản lý nâng cao chất lượng quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp.

- Tăng cường công tác chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra của Sở GD-ĐT với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10 ở trường trung học phổ thông quang trung đống đa, thành phố hà nội (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)