2.2. Thực trạng quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp10 ở trƣờng
2.2.5. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp10 ở
2.2.5.1. Thuận lợi trong quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10
- Được các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân, ban ngành, Bộ, Sở quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu.
+ Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường THPT và Qui định chuẩn nghề nghiệp GV trong đó có qui định cụ thể về nhiệm vụ của GVCN
+ Bộ GD&ĐT đã quan tâm chỉ đạo cụ thể việc phát huy vai trò của GVCN từ năm học 2010 - 2011
+ Sở GD&ĐT Hà Nội đã có hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức tập huấn về công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức thi GVCN giỏi cấp Thành phố từ năm 2013.
+ Đa số cha mẹ HS quan tâm đến việc giáo dục con em và phối hợp tốt với nhà trường trong việc quản lý, giáo dục HS.
- Đa số GV có phẩm chất nhà giáo, tinh thần trách nhiệm cao, thương yêu HS.
- 100% GVCN lớp 10 đạt trình độ chuẩn, trên chuẩn và được nhà trường đánh giá đều đạt chuẩn nghề nghiệp theo Thông tư 30/2009 của Bộ GD&ĐT
- Đội ngũ CBQL đã được kiện tồn theo qui định, khơng cịn tình trạng thiếu CBQL.
- Đời sống của giáo viên được cải thiện, mọi người n tâm cơng tác, gắn bó với trường, u nghề, yêu trẻ..
- Công nghệ thông tin phát triển đã làm cho việc thông tin liên lạc trở nên rất tiện lợi và đã thúc đẩy đổi mới QL có hiệu quả.
- Cơ sở vật chất của trường đã được đầu tư xây dựng khang trang, kiên cố đủ tiêu chuẩn trường học “Xanh - Sạch - Đẹp”
2.2.5.2. Khó khăn trong quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10
- Giáo viên chưa được đào tạo bài bản về công tác chủ nhiệm lớp ngay từ trường sư phạm, thiếu điều kiện để học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi còn hạn chế.
- Kiến thức, kỹ năng các môn Tâm lý học, Giáo dục học của nhiều CBQL và GV đã bị mai một đi nhiều sau nhiều năm công tác, không đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng GD tồn diện HS và cơng tác tư vấn học đường, không phù hợp với thực tiễn cuộc sống.
- Các mặt tiêu cực ngồi XH của cuộc sống đơ thị hóa đã có tác động khơng nhỏ tới việc giáo dục HS (hồn cảnh gia đình, phương tiện giao thơng, tệ nạn xã hội và mạng Internet...).Điều đó làm cho GVCN mất nhiều thời gian hơn trong giáo dục học sinh nhất là những HS cá biệt.
- Học sinh lớp 10 hiện nay là lứa tuổi từ 14-15 tuổi, tuổi giao thời hiếu động, dễ bị kích động.
- Giáo viên mới chuyển về trường từ nhiều vùng địa phương khác nhau, ít nhiều mang theo đặc điểm địa phương, vùng miền và thiếu hiểu biết về lối sống và đặc điểm của HS Hà Nội.
2.2.5.3. Những tồn tại cơ bản trong việc thực hiện các biện pháp QL hoạt động chủ nhiệm lớp 10
- Cơng tác kế hoạch hóa
Xây dựng kế hoạch là một chức năng quan trọng không thể thiếu của QL nói chung. Trong thực tiễn QL, việc kế hoạch hóa các mặt cơng tác, các hoạt động của tổ chức có thể được coi là biện pháp QL chỉ đạo quan trọng.
Kết quả khảo sát cho thấy nhà trường chưa xây dựng kế hoạch hoạt động chủ nhiệm của từng khối lớp thành một bản riêng; chỉ lồng ghép, tích hợp ở trong bản kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học chung. Kế hoạch chủ
nhiệm của GVCN lớp 10 đã được lập nhưng việc đưa ra các giải pháp thường chưa thiết thực, chưa phù hợp với đặc điểm, tình hình lớp chủ nhiệm. Cho nên, kế hoạch của GVCN ngoài mục tiêu về tỉ lệ học tập, hạnh kiểm thì các mục tiêu khác khơng được chú ý. Như vậy, có thể nói cơng tác kế hoạch hóa cịn tồn tại, bất cập.
- Bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp 10
Kết quả khảo sát cho thấy việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ GVCN nói chung và đội ngũ GVCN lớp 10 nói riêng đã được thực hiện. Nhưng do nhiều nguyên nhân, việc bồi dưỡng còn nhiều hạn chế về thời lượng, nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ GVCN. Các cuộc hội thảo được tổ chức nhưng hầu như khơng có nhiều ý kiến tâm huyết, mang tính khoa học, chưa giúp GVCN có được các kỹ năng của cơng tác chủ nhiệm lớp theo yêu cầu. Tài liệu công tác chủ nhiệm lớp đã phát cho giáo viên qua lạc hậu, từ năm 2007 đến nay khơng có bổ sung.
Việc tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của GVCN lớp 10 chưa thật sự tích cực, nhiều thầy cơ chưa nắm vững những văn bản cần thiết trong công tác chủ nhiệm, chưa cập nhật cuốn “Công tác chủ nhiệm ở trường PT”.
- Kiểm tra, đánh giá
Kết quả khảo sát cho thấy hiệu trưởng đã chú ý kiểm tra, nắm tình hình hoạt động chủ nhiệm lớp 10, nhưng việc kiểm tra trực tiếp hoạt động thực tế chưa thường xuyên, mới chủ yếu kiểm tra gián tiếp thông qua các kênh báo cáo hoặc phản ánh của GVCN và các thành phần khác trong trường.
Việc đánh giá đã căn cứ vào kết quả tổng hợp tình hình thực tế, nhưng căn cứ đánh giá không thống nhất, chưa khoa học, chưa phù hợp vẫn cịn mang tính định tính là chủ yếu.
Do việc đánh giá còn hạn chế nêu trên cho nên kết quả xếp loại thi đua còn chưa thật chuẩn xác, chưa động viên được các GVCN của các lớp có nhiều khó khăn về đối tượng HS. Mức thưởng động viên GVCN hàng tháng khơng có, cịn thưởng theo kỳ thì quá thấp, ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả công tác quản lý.
2.2.5.4. Đánh giá chung
Biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10 ở trường THPT Quang Trung - Đống Đa còn nhiều hạn chế. Thực tế, những năm qua cùng với các hoạt động quản lý tồn diện, quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp nói chung và lớp 10 nói riêng đã được lãnh đạo nhà trường quan tâm song mới chỉ mang tính hành chính, sự vụ mà chưa đi vào thực chất. Các nội dung quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10 chưa được lãnh đạo nhà trường thực hiện bài bản, khoa học, có chiều sâu. Trên thực tế trường đã được lọt vào tốp 200 trường THPT có điểm bình qn thi tuyển sinh ĐH-CĐ cao nhất cả nước, tuy vậy nếu để tiếp tục duy trì tốt kết quả đã đạt được thì cán bộ quản lý nhà trường nói chung và GVCN lớp của các khối nói riêng cần tiếp tục rèn luyện năng lực, phẩm chất, trau dồi chun mơn nghiệp vụ, có nhiều biện pháp hữu hiệu hơn nữa, đặc biệt trong quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10.
Vì thế, chúng tơi mong muốn trên cơ sở thực trạng quản lý hoạt động GVCN lớp 10 của nhà trường, đề xuất những biện pháp quản lý vừa mang tính khoa học, bài bản, đáp ứng yêu cầu của nội dung quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường để đưa hoạt động quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10 của nhà trường đi vào thực chất hơn, mang lại hiệu quả cao hơn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục có hiệu quả của nhà trường.
Tiểu kết chƣơng 2
Từ các kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về vai trò, phẩm chất, năng lực của GVCN lớp 10; nội dung công tác chủ nhiệm lớp 10 và biện pháp QL hoạt động chủ nhiệm lớp 10 của CBQL trường THPT Quang Trung - Đống Đa cho thấy nhà trường rất coi trọng vai trò của GVCN lớp 10 trong việc quản lý, giáo dục HS. Đa số đội ngũ GVCN lớp 10 của nhà trường có phẩm chất tốt nhưng còn hạn chế về năng lực và các kỹ năng làm công tác chủ nhiệm. Nội dung công tác chủ nhiệm lớp 10 đã được quan tâm song còn thiếu các hoạt động trải nghiệm và các hoạt động nhằm giáo dục kỹ năng sống, giáo dục hướng nghiệp cho HS. Các biện pháp QL hoạt động chủ nhiệm lớp 10 được thực hiện đã xây dựng, duy trì nền nếp dạy học và GD đạo đức cho HS. Tuy nhiên, việc quản lý, chỉ đạo hoạt động này chưa đầy đủ và thiếu tính tồn diện, nặng về quản lý hành chính, thiếu cơ sở khoa học. Các vấn đề về nâng cấp cơ sở vật chất, kiểm tra, đánh giá, ứng dụng công nghệ hiện đại chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới.
Đồng thời, kết quả khảo sát cũng cho thấy trong QL công tác chủ nhiệm lớp cũng cịn gặp nhiều khó khăn từ phía phụ huynh, HS, mơi trường XH… và còn một số tồn tại cơ bản trong việc thực hiện các chức năng QL. Như vậy, có thể thấy hoạt động chủ nhiệm lớp 10 và biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10 ở trường THPT Quang Trung - Đống Đa qua khảo sát thực trạng cịn có nhiều điểm hạn chế cần phải khắc phục. Những hạn chế trên là do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Song khơng thể khơng đề cập đến vai trị của lãnh đạo của nhà trường trong quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 10.
Từ thực trạng trên, chúng tôi xin đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chủ nhiệm lớp 10 ở trường THPT Quang Trung - Đống Đa.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHỦ NHIỆM LỚP 10 Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUANG TRUNG
- ĐỐNG ĐA THÀNH PHỐ HÀ NỘI