1.3.1. Vai trò của đội ngũ giảng viên
“Không thày đố mày làm nên”. Vai trị của người thầy được cha ơng chúng ta đề cao trước đây dường như vẫn đúng đối với ngày hôm nay. Suy rộng ra, điều ấy có nghĩa: người thầy là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sản phẩm của quá trình đào tạo. Nếu như chất lượng của việc dạy và học chưa được như mong muốn thì đó cũng là một phần trách nhiệm rất lớn của người giáo viên. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói “Nếu khơng có thầy giáo thì khơng có giáo dục”. Ngành GD & ĐT cũng đã khẳng định rằng ĐNGV giữ vai trò quyết định chất lượng đào tạo và là lực lượng chủ động thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ của trường đại học, cao đẳng.
Vai trò của nhà giáo đã được Luật giáo dục năm 2005 ghi rõ tại điều 15 như sau: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục; Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học”.
Khi nói đến vai trị của một giảng viên thường được xác định bởi ba chức năng chính: Nhà giáo; (2) Nhà khoa học và (3) Nhà cung ứng cho xã hội [21, tr. 60].
(1) Giảng viên – Nhà giáo.
Đây là vai trò truyền thống và tiên quyết. Một giảng viên tồn diện là người có (được trang bị) bốn nhóm kiến thức kỹ năng sau đây:
Thứ nhất, Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức sâu về chun ngành và các mơn học mà mình giảng dạy.
Thứ hai, Kiến thức về chương trình: Để đảm bảo tính liên thơng, gắn kết
giữa các môn học, đa ngành, đa lĩnh vực và phong phú về văn hóa để giúp cho người học thích nghi và hợp tác tốt trong các bối cảnh khác nhau.
Thứ ba, Kiến thức và kỹ năng dạy học: Bao gồm các kiến thức về phương
pháp luận kỹ thuật dạy và học nói chung cũng như kỹ thuật dạy và học theo chuyên ngành cụ thể tuỳ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh tiếp cận.
Thứ tư, Kiến thức về môi trường giáo dục: Hệ thống giáo dục, mục tiêu giáo dục, giá trị giáo dục…có thể coi là khối kiến thức cơ bản và làm nền tảng cho hoạt động dạy và học đi đúng hướng và có ý nghĩa xã hội. Sự lãng quên hay lơ là những giá trị gốc sẽ dẫn đến lệch lạc trong văn hoá giáo dục.
(2) Giảng viên – Nhà khoa học.
Vai trò nhà khoa học là hướng vào nghiên cứu giải thích và dự báo các vấn đề của tự nhiên và xã hội mà loài người và xã hội chưa giải thích được, tìm kiếm và chuyển giao các qui trình ứng dụng, triển khai khoa học cơng nghệ. Giảng viên – nhà khoa học có chức năng thực hiện vai trị đó. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng các kết quả khoa học công nghệ và công bố các kết quả nghiên cứu là ba chức năng chính của nhà khoa học. Từ đó, có hai xu hướng: nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.
(3) Giảng viên – Nhà cung ứng cho xã hội.
Đây là vai trò mà các giảng viên đang thực hiện, cái mà xã hội đánh giá cao và kỳ vọng vào ĐNGV.
Giảng viên cung ứng các dịch vụ cho nhà trường, cho sinh viên, cho các tổ chức kinh tế xã hội, cho cộng đồng và cho xã hội thông qua việc tham gia công tác quản lý, cơng việc hành chính, tham gia các tổ chức xã hội, cố vấn, tư vấn cho sinh viên, liên hệ hướng dẫn thực tập, giới thiệu việc làm, phản biện khoa học, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học.
Đối với cộng đồng, giảng viên trong vai trò của một chuyên gia cũng đã thực hiện vai trị tư vấn, cung cấp thơng tin, viết báo. Giảng viên đóng vai trị cầu nối giữa khoa học và xã hội, đưa khoa học đến với đời sống cộng đồng.
1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của giảng viên
Tại điểm 2, điều 27, điều lệ trường Cao đẳng ban hành kèm Thông tư số: 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì nhiệm vụ của giảng viên như sau:
- Giảng dạy theo đúng nội dung, chương trình đã được Bộ GD&ĐT và nhà trường quy định; viết giáo trình, phát triển tài liệu phục vụ giảng dạy học tập theo sự phân công của trường, khoa, bộ môn;
- Chịu sự giám sát của các cấp quản lý về chất lượng, nội dung, phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học;
- Tham gia hoặc chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng chuyển giao công nghệ theo sự phân công của trường, khoa, bộ mơn;
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tơn trọng nhân cách của người học, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người học, hướng dẫn người học trong học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện tư tưởng, đạo đức tác phong, lối sống;
- Không ngừng tự bồi dưỡng nghiệp vụ, cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo;
- Hồn thành tốt các cơng tác khác được trường, khoa, bộ môn giao.
Ngoài những nhiệm vụ trên, ĐNGV phải luôn phấn đấu, tu dưỡng để thực sự trở thành những nhà giáo mẫu mực, đồng thời có nhiệm vụ giáo dục cho sinh viên lý tưởng nghề nghiệp, từ đó có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, vai trị, vị trí của mình trong tương lai.
Giảng viên trường cao đẳng có quyền
- Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần theo các chế độ chính sách quy định cho nhà giáo, cán bộ và nhân viên; được hưởng các chế độ nghỉ lễ theo quy định của Nhà nước và được nghỉ hè, nghỉ Tết, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Được tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ; được thi nâng bậc, chuyển ngạch giảng viên, và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.
- Được Nhà nước xét tặng các danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” và các danh hiệu thi đua khác.
- Giảng viên có quyền đề nghị bố trí giảng dạy đúng chun mơn đã được đào tạo, xác định nội dung các giáo trình giảng dạy phù hợp với quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Giảng viên có quyền lựa chọn phương pháp và phương tiện giảng dạy thích hợp nhằm phát huy tối đa năng lực cá nhân, bảo đảm chất lượng và hiệu quả đào tạo.
- Được ký hợp đồng giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục, nghiên cứu khoa học ngoài trường theo quy định của Luật Lao động, Quy chế thỉnh giảng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và Quy chế tổ chức, hoạt động của trường.
1.3.3. Tiêu chuẩn giảng viên
Theo điều 70 Luật giáo dục 2005, nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây: “Phẩm chất đạo đức,tư tưởng tốt; Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ; Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; Lý lịch bản thân rõ ràng”.
Tại điểm e, điều 77, Luật giáo dục 2005 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo “có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ”.
Theo điều 26, điều lệ trường cao đẳng, tiêu chuẩn của giảng viên như sau: “Giảng viên trường cao đẳng phải có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; có trình độ chuyên môn, sức khoẻ tốt, lý lịch bản thân rõ ràng. Giảng viên các trường cao đẳng phải có trình độ từ đại học trở lên phù hợp với các môn học của ngành đào tạo. Ưu tiên tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi và người có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, có nguyện vọng trở thành giảng viên. Những người tốt nghiệp các ngành ngồi sư phạm phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm”