3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đội ngũ giảng viên
3.2.7. Tiếp tục xây dựng, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác của các cấp
quản lý trong trường
3.2.7.1. Mục đích của biện pháp
Xây dựng đội ngũ quản lý nhà trường đủ về số lượng, chuẩn về nghiệp vụ quản lý; đồng thời tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác của các cấp quản lý trong nhà trường là một khâu quan trọng mang tính đột phá, là điều kiện tiên quyết nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV và chất lượng đào tạo của nhà trường.
3.2.7.2. Nội dung của biện pháp
- Xây dựng đội ngũ quản lý nhà trường đủ về số lượng, chuẩn về nghiệp vụ quản lý.
+ Khi Nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới - WTO thì giáo dục của chúng ta cũng buộc phải thay đổi theo chiều hướng thích nghi và hịa nhập với nền giáo dục quốc tế. Để hịa mình vào sân chơi này địi hỏi giáo dục của chúng ta phải chuẩn hóa từ nội dung, chương trình, sách giáo khoa đến chuẩn hóa đội ngũ, coi chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là địn bẩy để chuẩn hóa giáo dục.
+ Quản lý giáo dục cần được nhìn nhận như một nghề thực sự. Trên thực tế công tác quản lý giáo dục còn chưa được coi trọng, cán bộ quản lý chủ yếu được đề bạt từ thực tiễn hoạt động giáo dục, đa số họ không được đào tạo qua trường lớp một cách bài bản về công tác quản lý, thậm chí có những nơi thiếu cán bộ quản lý phải “bắt cóc bỏ dĩa” nên số cán bộ quản lý này thường yếu về nhận thức lý luận khoa học quản lý. Cung cách và phương pháp quản lý của số cán bộ này thực hiện theo kiểu chủ nghĩa kinh nghiệm, thiếu tính nhân văn trong quản lý, đơi khi phi văn hóa.
- Cán bộ quản lý giáo dục mà khơng có nghiệp vụ, khơng được chuẩn hóa dễ dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng trong quá trình lãnh đạo. Vì vậy, việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường là hết sức quan trọng trong sự nghiệp đổi mới giáo dục.
- Trường CĐKT - KT Trung ương hiện nay, có 21 cán bộ quản lý từ cấp phòng khoa đến Ban giám hiệu; đa số cán bộ quản lý đều được đề bạt qua q trình cơng tác, giảng dạy, hầu hết trong số họ chưa qua trường lớp đào tạo nào về quản lý và quản lý giáo dục. Số cán bộ này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, sự trải nghiệm của mình để vận dụng vào quá trình lãnh đạo và quản lý. Để có được đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ và vị thế của nhà trường trong hiện tại và cả tương lai, lãnh đạo nhà trường cần có nhận thức đúng về vai trị, vị trí của đội ngũ cán bộ quản lý trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, chun mơn, nghiệp vụ của nhà trường. Cần quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và dự nguồn cán bộ kế cận.
- Một vài năm gần đây lãnh đạo nhà trường đã có những nhìn nhận về cơng tác quản lý. Bên cạnh việc sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ quản lý các phòng, khoa; nhà trường đã chọn cử 3 giảng viên đi đào tạo thạc sĩ quản lý giáo dục tại các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, như vậy cũng chưa đáp ứng yêu cầu về quản lý trong tình hình hiện nay. Để đáp ứng tốt yêu cầu của giáo dục, lãnh đạo nhà trường nên tạo điều kiện để cán bộ quản lý được thường xuyên cập nhật các thông tin về lĩnh vực quản lý và động viên cán bộ quản lý phải không ngừng tự học tập, trau dồi kiến thức về quản lý và phẩm chất, đạo đức cách mạng. Mỗi cán bộ quản lý nhà trường cần phấn đấu để trở thành một người có chun mơn vững vàng, có phẩm chất chính trị tốt, có tác phong làm việc khoa học và được quần chúng tin yêu.
- Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác của các cấp quản lý trong trường
+ Một nội dung quan trọng của đổi mới quản lý hiện nay là đổi mới nhận thức và sử dụng các phương pháp quản lý, khắc phục phương pháp quản lý mang tính quan liêu, mệnh lệnh trước đây, điều này phụ thuộc trước hết vào đội ngũ những người quản lý. Để nâng cao trình độ sử dụng phối hợp các phương pháp quản lý, địi hỏi người quản lý phải khơng ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ và phẩm chất, trau dồi và nâng cao tài nghệ quản lý của mình cho phù hợp với yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục, đổi mới đất nước hiện nay.
+ Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quản lý, nâng cao hiệu lực chỉ đạo, điều hành của các cấp quản lý trong nhà trường là điều kiện tiên quyết để
nâng cao chất lượng giảng viên và chất lượng đào tạo. Trong những năm gần đây, trong công tác lãnh đạo quản lý trường học của lãnh đạo Trường CĐKT - KT Trung ương đã có nhiều khởi sắc. Cơng tác quản lý nhà trường đã thể hiện tính bài bản, khoa học dựa trên cơ sở Pháp luật và Nội qui, Qui chế…không để sự đối lập giữa lãnh đạo nhà trường và giảng viên xảy ra, nhờ đó mà hiệu quả quản lý mang lại khá cao.
3.2.7.3. Cách thực hiện biện pháp
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong nhà trường, cấp ủy đảng các phòng, khoa phải thường xuyên lãnh đạo cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng nếp sống kỷ cương trong phòng, khoa mình và trong nhà trường. Coi việc nâng cao chất lượng ĐNGV và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là động lực để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Tiếp tục xây dựng các chương trình mục tiêu, các tiêu chí chất lượng giáo dục đại học, các giải pháp đặc thù để quản lý và phát triển nhà trường; xây dựng cơ chế liên kết với các trường để phối hợp lực lượng, chia sẻ chương trình, giáo trình, tài liệu các nguồn tài nguyên nhằm phát triển nhanh chóng với chi phí thấp.
- Trên cơ sở Điều lệ trường cao đẳng ban hành ngày 28/5/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Qui chế tổ chức hoạt động của nhà trường, cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và củng cố bộ máy tổ chức của nhà trường để từng bước xây dựng và phát triển nhà trường ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Cùng với việc sắp xếp, kiện toàn bộ máy, cần qui định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị phòng, khoa, các trung tâm để các hoạt động nhà trường không bị trùng lặp, hiệu quả quản lý cao.
- Tăng cường công tác dự báo, qui hoạch và xây dựng kế hoạch định hướng phát triển của nhà trường để xây dựng đội ngũ tương ứng, đảm bảo cho việc thực hiện thắng lợi mục tiêu của nhà trường.
- Tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức, kỹ năng quản lý, phẩm chất đạo đức, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý các cấp của nhà trường, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cơng tác quản lý.
- Hồn thiện các qui định về công tác thanh tra, kiểm tra. Tăng cường chỉ đạo và giám sát việc thực hiện những qui định, qui chế trong giáo dục – đào tạo, ngăn ngừa những biểu hiện vi phạm Pháp luật, chính sách của Nhà nước; kiên quyết
chống các hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong nhà trường và bảo vệ lợi ích chính đáng cho cán bộ, giảng viên, học sinh sinh viên.
- Tăng cường tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý và ĐNGV nhà trường các kỹ năng sử dụng các phần mềm phục vụ công tác quản lý cũng như các phần mềm phục vụ giảng dạy giảng dạy để phát huy hiệu quả các trang thiết bị được trang bị như máy vi tính, máy chiếu, mạng internet,…Xây dựng hệ thống thông tin quản lý để thu thập, xử lý một cách chính xác, kịp thời những thơng tin cần thiết, liên quan đến việc ban hành các quyết định quản lý cũng như việc quản lý hồ sơ giảng viên.