Nhân cách của đội ngũ giảng viên trường cao đẳng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương (Trang 38 - 40)

1.4.3. Cơ cấu đội ngũ giảng viên

Khi nói đến ĐNGV ta có thể xem xét trên các mặt sau: - Cơ cấu về chuyên môn:

Khi xem xét ĐNGV của một trường thì cơ cấu chun mơn cho ta biết về tổng thể sự thừa thiếu giáo viên ở các môn học và việc phân bố giảng dạy về số lượng tiết học trong một khoảng thời gian và tỷ lệ giảng viên của mơn học có hợp lý hay khơng hợp lý. NHÂN CÁCH PHẨM CHẤT NHÀ GIÁO PHẨM CHẤT - Các phẩm chất xã hội - Các phẩm chất cá nhân - Các phẩm chất ý chí NĂNG LỰC - Năng lực xã hội hóa - Năng lực chủ thể hóa - Năng lực hành động NHÂN CÁCH GIẢNG VIÊN

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM Các năng lực dạy học Các năng lực Giáo dục Các năng lực tự hồn thiện Phẩm chất chính trị Đạo đức mẫu mực Nếp sống giản dị

- Cơ cấu theo trình độ đào tạo: Cơ cấu giáo viên theo trình độ đào tạo là sự phân chia giáo viên theo tỷ lệ ở các trình độ đào tạo. Trình độ giảng viên của trường Cao đẳng bao gồm nhiều cấp trình độ về chuyên môn: Thạc sỹ, cử nhân, kỹ sư…Ngồi ra khi nói đến cơ cấu trình độ cịn phải nói tới trình độ về nghiệp vụ sư phạm của giáo viên.

Việc xác định cơ cấu hợp lý của đội ngũ giáo viên về trình độ đào tạo và tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan để hình thành và đạt được cơ cấu đó sẽ là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng đào tạo.

- Cơ cấu theo lứa tuổi:

Việc phân chia cơ cấu độ tuổi của giáo viên là cơ sở quan trọng để phân tích thực trạng, định hướng phát triển và có chiến lược lâu dài trong cơng tác bồi dưỡng, tuyển dụng và bổ sung phù hợp mà vẫn đảm bảo tính ổn định của nhà trường trong cơng tác giảng dạy.

Trong quá trình nghiên cứu về cơ cấu lứa tuổi người ta thường dùng công cụ là tháp tuổi để mơ hình hóa làm cho việc phân tích được trực quan hơn. Hiện nay khi nghiên cứu giáo viên theo độ tuổi người ta thường phân chia những khoảng cách như sau: Từ 20 đến 30, từ 31 đến 40, từ 41 đến 50, từ 51 đến 60 và trên 60.

- Cơ cấu giới tính:

Việc xem xét cơ cấu giới tính trong đội ngũ giáo viên của nhà trường cho phép phân nhóm theo giới tính. Hiện nay tại các trường dạy nghề đặc biệt là các nghề kỹ thuật thì tỷ lệ giáo viên nam chiếm rất cao so với giáo viên nữ. Điều đó đặt ra một vấn đề cân bằng giới trong mơi trường nhà trường vì khơng chỉ có đội ngũ giáo viên mà ngay cả trong học sinh, sinh viên học nghề cũng xảy ra tình trạng tương tự. Rõ ràng, mỗi một giới có những thế mạnh, yếu riêng nhưng tạo ra một sự cân bằng tương đối sẽ góp phần tạo ra văn hóa nhà trường riêng biệt và khơng thể phủ nhận, nó sẽ có những tác động tích cực hoặc tiêu cực tới kết quả của các hoạt động GD&ĐT trong nhà trường.

Tuy nhiên khi xem xét cơ cấu giới tính trong nhà trường sẽ kéo theo nhiều khía cạnh cần được đồng bộ xem xét như: Bồi dưỡng nâng cao trình độ, chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên nữ, thời gian nghỉ thai sản, con ốm…đều là những

yếu tố có ảnh hưởng tới kế hoạch cũng như các hoạt động giảng dạy nhà trường và chất lượng của đội ngũ giáo viên. Vì thế cơ cấu giới tính của đội ngũ giáo viên khác nhau thì các biện pháp liên quan đến đội ngũ tới đội ngũ cũng phải khác nhau.

Tóm lại, để đánh giá về trình độ phát triển của đội ngũ giáo viên nói chung và trường cao đẳng nói riêng thì chúng ta phải căn cứ vào các thuộc tính biểu hiện của đội ngũ đó bao gồm số lượng, chất lượng và cơ cấu của đội ngũ. Đó là ba giá trị thuộc tính tiêu biểu của vấn đề khi xem xét đội ngũ giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)